Hiệu quả mô hình lúa - cá ở Yên Thắng

Xã Yên Thắng là địa phương đầu tiên của huyện Yên Mô được quy hoạch phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt xen lúa. Với ưu điểm dễ nuôi, vốn đầu tư ít, lại tận dụng được mặt nước của những vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả, mô hình lúa – cá ở Yên Thắng cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Hiệu quả mô hình lúa - cá ở Yên Thắng
Mô hình lúa - cá của gia đình ông Nguyễn Văn Hữu, thôn Khai Khẩn, xã Yên Thắng.

Với ưu thế là vùng nuôi cá giống của tỉnh, xã Yên Thắng có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Nhiều năm qua, gia đình ông Ninh Đăng Trình, ở thôn Vân Hạ là hộ đầu tiên trong xã thực hiện mô hình xen canh lúa – cá. Ông Trình cho biết: Năm 2003, gia đình tôi ra khu cánh đồng mới đấu thầu ruộng của xã để trồng lúa, nuôi cá. Thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa của xã, năm 2013, gia đình được xã quy hoạch diện tích đất lúa - cá là 9.000 m2. Đối với khu đất gia đình ở, ngoài phát triển lúa - cá diện tích 7.400 m2, gia đình canh tác trồng cây rau màu, trồng cây lưu niên, nuôi 700 vịt đẻ. Bình quân thu nhập từ mô hình mỗi năm đạt trên 100 triệu đồng, gấp 4-5 lần so với trồng lúa.

Mô hình đa canh của gia đình anh Nguyễn Văn Hữu, thôn Khai Khẩn được xem là mô hình thành công trong chuyển đổi từ cấy lúa truyền thống sang mô hình lúa – cá và xen canh rau màu theo thời vụ tại xã Yên Thắng. Anh Hữu cho biết: Trước đây gia đình tôi là hộ nghèo của xã, khi có chủ trương dồn điền, đổi thửa, năm 2013, gia đình tôi nhận 3 mẫu ruộng để phát triển kinh tế. Ngoài đầu tư 3 ao nuôi cá thương phẩm, gia đình còn dành 4 sào ao ương cá giống, từ đó có thể tự cung, tự cấp nguồn giống cá. Bên cạnh đó, trên nền đất quanh ao, tôi cấy lúa, trồng rau má, trồng mướp, bí theo thời vụ. Trung bình 1 năm thu lãi 200 triệu đồng, gia đình đã thoát nghèo bền vững.

Trao đổi với đồng chí Đỗ Đình úy, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng được biết: Nuôi cá nước ngọt trong ruộng lúa là phương thức xen canh nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Từ ưu thế có ao cá giống của tỉnh, năm 2014, xã bắt đầu triển khai mô hình nuôi cá nước ngọt với 22 ha, ở xóm 4, sau đó nhân rộng ra những vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả. Đến nay, xã đã mở rộng được 120 ha diện tích lúa – cá, với 86 hộ thực hiện, trong đó tập trung ở xóm 4, tuyến đường Tông, Cửa Đình và khu chăn nuôi tổng hợp của xã.

Để mô hình đạt hiệu quả, xã Yên Thắng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nước sạch sinh hoạt cho các hộ thực hiện mô hình để làm thay đổi tư duy nuôi trồng cũ của người dân như nguồn nước ô nhiễm, không áp dụng KHKT trong nuôi thả cá.

Với sự quan tâm của các cơ quan chức năng, mô hình lúa – cá của xã Yên Thắng đã có những thành công nhất định, tạo được sự tin tưởng cho người sản xuất bởi giảm chi phí đầu tư, giá trị kinh tế, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục chuyển đổi một số vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá để nâng cao thu nhập. Đảng ủy, UBND xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về vùng lúa – cá để có cơ chế hỗ trợ riêng. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền một số mô hình chuyển đổi hiệu quả trên địa bàn nhằm gia tăng mô hình lúa - cá lên 150ha. Địa phương cũng đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền quan tâm đến hệ thống đường, điện cho vùng sản xuất lúa – cá của xã để mở rộng giao thương.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 29/11/2018
Hồng Vân
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 04:06 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:06 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 04:06 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:06 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 04:06 06/11/2024
Some text some message..