Hiệu quả mô hình nuôi bò trên nền đệm lót sinh học

Mục tiêu của Đề án phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019 - 2025 nhằm phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết, có năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả cao.

Nuôi bò
Đàn bò sinh sản luôn khỏe mạnh khi được nuôi trên nền đệm lót sinh học.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã bắt đầu triển khai dựa trên những lợi thế có sẵn về chăn nuôi trâu, bò. Trong đó mô hình chăn nuôi bò sử dụng chế phẩm vi sinh làm đệm lót sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi bò triển khai ở xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư bước đầu đã khẳng định hiệu quả.

Điển hình là Trang trại chăn nuôi bò của ông Đoàn Văn Cường, thôn Năng Tĩnh, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình do Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư hỗ trợ triển khai. Gia đình ông Cường bắt đầu nuôi bò từ năm 2016, ngay từ đầu gia đình đã đầu tư xây dựng chuồng trại thông thoáng, nền bê tông thuận lợi cho công tác vệ sinh. Tuy gia đình ông cũng thường xuyên thu dọn phân bò hàng ngày, nhưng bên trong chuồng nuôi vẫn còn mùi hôi. Được Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chuyển giao thực hiện mô hình chăn nuôi bò trên nền đệm lót sinh học, gia đình ông đã nhiệt tình tham gia.

Đệm lót sinh học cho bò được làm bằng các nguyên liệu bao gồm: trấu, mùn cưa, vỏ lạc, xơ dừa, lõi ngô,... có độ dày từ 30 - 40 cm; sử dụng chế phẩm EM phun đều lên nguyên liệu; đậy kín mặt bằng bằng bạt hoặc ny lon trong 1 tuần để đệm lót lên men vi sinh. Chi phí làm đệm lót sinh học khoảng 120.000 đồng/m2, sau 3 tháng sử dụng có thể bổ sung thêm giá thể (nguyên liệu trấu, mùn cưa, xơ dừa...). Sau 6 tháng sử dụng có thể thay thế nền đệm lót, người chăn nuôi có thể tận dụng đệm lót đã sử dụng này làm phân bón cho cây trồng. 

Ông Đoàn Văn Cường cho biết, chăn nuôi bò theo mô hình ứng dụng đệm lót sinh học tiết kiệm được nước, thuốc thú y cũng như nguồn nhân lực bởi người chăn nuôi gần như không phải sử dụng đến thuốc thú y, không cần dùng nước để rửa chuồng. Nước chỉ dùng để phun tạo độ ẩm nền chuồng giúp chuồng nuôi không còn mùi hôi. 2 năm trước khi chưa sử dụng đệm lót sinh học, hằng ngày gia đình ông mất khoảng 4 - 5 giờ để xịt rửa, gom phân và nước tiểu của bò nhưng chuồng trại vẫn còn mùi rất hôi. Sau khi dùng đệm lót sinh học, mỗi ngày lao động của trang trại chỉ cần 1 - 2 giờ để san, đảo đều phân trên bề mặt đệm lót giúp sạch mùi hôi, chuồng trại khô ráo. Bên cạnh đó, ruồi muỗi ve ký sinh trên bò và ở trong chuồng trại đã giảm được rất nhiều.

Theo cán bộ kỹ thuật Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư, đệm lót sinh học chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt giúp ức chế, tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm cho bò giúp tăng khả năng kháng bệnh cho bò. Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò sẽ giảm được mùi hôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh; làm ấm phần chân, bụng cho bò giúp bò tiêu hóa tốt, giảm đáng kể tình trạng chướng bụng, bệnh lở mồm long móng, giúp người chăn nuôi hạn chế việc sử dụng thuốc thú y. Đặc biệt, sử dụng đệm lót sinh học cho bò sinh sản sẽ xử lý dứt điểm tình trạng bò mẹ mang thai, bê con bị ngã do trơn trượt.

Nhờ năng động, sáng tạo, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật để nuôi bò sinh sản trên nền đệm lót sinh học đã giúp đàn bò của gia đình ông Đoàn Văn Cường luôn khỏe mạnh, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Hiện, Trang trại bò giống của gia đình ông Cường đã cung ứng ra thị trường hơn 10 con bò giống, sau khi trừ chi phí cho thu lãi gần 200 triệu đồng.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Đăng ngày 03/01/2020
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:05 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:05 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:05 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:05 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:05 25/04/2024