Hiệu quả mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã tận dụng được nguồn nhân lực, vật lực để giảm chi phí sản xuất, nhờ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, mô hình này đang gặp một số khó khăn, trong đó khó khăn chính là chất lượng con giống không ổn định, nguồn nước bị ô nhiễm và kỹ thuật sản xuất chưa hoàn thiện.

nuoi luon trong be bat
Ảnh minh họa: tepbac.com

Nuôi lươn trong bể bạt cao su là mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được triển khai rộng ở nhiều huyện ở tỉnh An Giang, đặc biệt là ở huyện Thoại Sơn. Mô hình này được nhiều nông hộ đánh giá cao về sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và tận dụng hiệu quả thời gian thiếu việc làm của các hộ nông dân.

Phương pháp nghiên cứu

Số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tổng kết về phát triển nông nghiệp nông thôn của Trạm Khuyến Nông huyện Thoại Sơn. Số liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp điều tra mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cỡ mẫu được chọn là 50 hộ nông dân nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn (chiếm 44% tổng số hộ).

Thu thập số liệu sơ cấp qua 3 bước: (1) Chọn địa bàn nghiên cứu phù hợp; (2) Điều tra thử hộ nuôi lươn trong bể bạt cao su tại một xã điển hình; (3) Điều tra chính thức (phỏng vấn trực tiếp) theo cỡ mẫu và các tiêu chí phân tầng (địa bàn, qui mô sản xuất).

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu số trung bình, tần suất, tỷ lệ, độ lệch để phản ánh thực trạng mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn. Sử dụng tỷ số giữa các chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận/doanh thu (LN/DT), lợi nhuận/chi phí (LN/CP), doanh thu/chi phí (DT/CP) để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.

Một số khó khăn và thuận lợi trong hoạt động của các mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su được mô tả căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế. Dựa vào đó, tác giả đề xuất các giải pháp, có tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ khuyến nông địa phương và kinh nghiệm của những nông hộ sản xuất thành công.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nguồn lực của nông hộ sản xuất

Số liệu thống kê của Trạm Khuyến Nông huyện Thoại Sơn cho thấy, mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su mới xuất hiện vài năm gần đây và phát triển mạnh nhất trong năm 2008. Tính đến đầu năm 2011, toàn huyện có 114 hộ nông dân nuôi lươn trong bể bạt cao su, sử dụng 4.639 m2 mặt nước sản xuất.

Số lao động của hộ trực tiếp tham gia vào mô hình là 2,06 người/hộ, chiếm 45% số nhân khẩu của nông hộ. Trình độ học vấn của nông hộ tham gia mô hình khá thấp (lớp 5), ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp thu thông tin khoa học kỹ thuật và áp dụng vào thực tế sản xuất, nhất là khi độ tuổi của chủ hộ là khá cao (40 tuổi). Số năm kinh nghiệm sản xuất trung bình 2,38 năm, chứng tỏ mô hình sản xuất này xuất hiện chưa lâu. Diện tích nuôi lươn trong bể bạt cao su trung bình là 42,54 m2/hộ, là mức diện tích tương đối phù hợp với qui mô sản xuất “bán chuyên nghiệp”. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy, nguồn vốn sử dụng để nuôi lươn chủ yếu là nguồn tự có của nông hộ (chiếm 86%). Một số ít nông hộ vay thêm vốn từ các ngân hàng và vay mượn của họ hàng. 

nguon luc san xuat

Hiệu quả kinh tế

Có nhiều loại chi phí phát sinh, trong đó chi phí đầu tiên là xây dựng bể, trung bình 33.659 đồng/m2. Chi phí xây dựng bể bao gồm 3 loại, trong đó đất để lót bể nuôi chiếm nhiều nhất (14.899 đồng/m2), kế đến là mua bạt (cao su) và phần còn lại là mua cây và dây.

Loại chi phí thứ hai là con giống, trung bình 70.540 đồng/ m2, giá con giống trung bình 42.200 đồng/kg.

Loại chi phí thứ 3 nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất là thức ăn, trung bình 149.014 đồng/m2, trong đó chi phí thức ăn chính là chủ yếu với 139.755 đồng/m2 và chi phí thức ăn bổ sung.

Chi phí thuốc và hóa chất phòng trừ bệnh cho lươn trung bình 10.151 đồng/m2.

Nhiên liệu dùng để bơm nước thay cho bể lươn trung bình 15.866 đồng/m2.

Hộ nuôi lươn không thuê mướn lao động mà chỉ sử dụng lao động gia đình. Tính chi phí lao động theo chi phí cơ hội của lao động địa phương là 160.180 đồng/m2.

Kết quả tính toán tỷ lệ các chỉ tiêu tài chính được trình bày trong bảng dưới đây:

Với giá bán lươn thương phẩm trung bình 92.750 đồng/ kg và năng suất trung bình 4,633 kg/m2, hộ nuôi thu trung bình 421.233 đồng/m2. So với tổng chi phí 333.754 đồng/m2, mỗi hộ có lãi 87.480 đồng/m2. Các tỷ số tài chính LN/DT = 0,093, LN/CP = 0,278 và DT/CP = 1,127 cho thấy hiệu quả kinh tế đạt được của mô hình là rất tốt. 

so lieu dieu tra nam 2011

Thuận lợi và khó khăn chính

Thuận lợi

Thứ nhất, mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su không cần nguồn vốn đầu tư lớn. Trong các mô hình đã khảo sát, vốn đầu tư ban đầu để tham gia mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su (xây dựng bể, mua con giống và thức ăn) đều nằm trong khả năng vốn tự có của hộ nông dân. Ngoài ra, hộ nuôi còn có thể tận dụng các loại vật liệu sẵn có như tre hay cây tạp khi xây dựng công trình nuôi, thông thường chỉ phải tốn chi phí mua bạt và đất lót bể nuôi.

Thứ hai, thuận lợi quan trọng nhất trong mô hình là tận dụng thời gian. Một vụ lươn kéo dài trung bình 5,5 tháng, nhưng thời gian dành để chăm sóc cho bể nuôi rất ít, chỉ khoảng 45 đến 60 phút/ngày. Ngay cả khi không có thời gian để cho lươn ăn hằng ngày thì có thể cho ăn cách ngày, lươn vẫn phát triển tốt.

Thứ ba, nuôi lươn theo mô hình này không mất diện tích sản xuất lớn. Hiện nay, hầu hết các hộ đều tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà để xây dựng bể nuôi, rất thuận tiện cho việc theo dõi và chăm sóc.

Thứ tư, thức ăn cho lươn khá đa dạng và dễ tìm. Hộ nuôi có thể tự kiếm thức ăn cho lươn rất dễ, như ốc và các loại cá tạp. Vào mùa nước lũ, các loại thức ăn này có sẵn, giá rất thấp. Vào mùa khô giá cao hơn, người nuôi có thể cho lươn ăn thêm các loại thức ăn khác tùy điều kiện.

Khó khăn chính

Khó khăn lớn nhất là lươn giống. Đây là vấn đề hầu hết người nuôi đều gặp phải. Hiện tại, người nuôi phải tự tạo, tự tìm kiếm nguồn mua con giống. Tuy nhiên, số lượng, chất lượng và kích thước con giống thường không đồng đều, dẫn đến kết quả thu hoạch không cao.

Thứ hai là nguồn nước ô nhiễm. Tại địa bàn nuôi, nguồn nước trong các kênh rạch thường bị ô nhiễm do các loại chất thải từ sản xuất nông nghiệp. Lươn rất dễ bị phản ứng hoặc mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm đó.

Thứ ba là vấn đề kỹ thuật nuôi. Mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su tuy không đòi kỹ thuật cao, nhưng để đạt kết quả tốt, người nuôi vẫn phải nắm được những kỹ thuật nuôi cơ bản và kiến thức về phòng trừ dịch bệnh. Thực tế nghiên cứu cho thấy, người nuôi còn sử dụng thức ăn quá nhiều, vừa gây lãng phí, vừa làm tăng chi phí sản xuất.

Hạn chế về kỹ thuật làm bể và xử lý, điều hòa lượng nước trong bể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất thu hoạch. Hạn chế về trình độ học vấn của hộ nuôi khiến khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thấp. Nhiều hộ vẫn e ngại tham gia tập huấn kiến thức sản xuất mới.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất

Trước hết, cần tạo nguồn con giống chất lượng tốt. Hiện nay, tỷ lệ hao hụt lươn giống khá cao, ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận nuôi. Giải pháp trước mắt là nâng cao khả năng đánh giá, nhận biết con giống tốt cho người nuôi. Đồng thời, nên tiến hành thuần dưỡng lươn giống trước khi đưa vào bể nuôi.

Ngành nông nghiệp địa phương nên nghiên cứu phương pháp tạo nguồn con giống chất lượng tốt nếu có dự định nhân rộng quy mô sản xuất trong thời gian tới. Song song đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ một số mô hình mẫu nuôi lươn trong bể bạt cao su để làm điểm trình diễn cho các hộ nông dân học hỏi.

Thứ hai, trong khi ngành chức năng chưa có quy trình kỹ thuật nuôi lươn trong bể bạt cao su, hộ nuôi nên rút kinh nghiệm để lựa chọn vật liệu bạt lót thích hợp có thể sử dụng được nhiều vụ để giảm chi phí; điều chỉnh hợp lý lượng đất lót trong bể nuôi; bảo đảm số lượng lươn giống cân đối với diện tích bể để duy trì mật độ nuôi phù hợp, không quá thưa gây lãng phí, cũng không quá chật khiến lươn chậm lớn.

Thứ ba, trong quá trình chăm sóc cần chú ý điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn hằng ngày, không để lươn đói, nhưng cũng không để thừa, gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, cần thay nước cho bể nuôi đều đặn nhằm tạo môi trường sinh sống thuận lợi cho lươn phát triển tốt, lớn nhanh, ít bị bệnh. Nên xây thêm một bể nước dự trữ và xử lý trước khi đưa vào bể nuôi lươn thương phẩm.

Cuối cùng là, hộ nuôi cần tích cực học tập, tham gia các chương trình tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hộ nuôi lươn cũng cần liên kết thành các tổ sản xuất để chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau nguồn vốn và tạo thị trường đầu ra tốt.

Vietfish.org
Đăng ngày 05/09/2013
Nguyễn Quốc Nghị - Trường Đại học Cần Thơ
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bảo vệ ao nuôi tôm trước nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra khiến hoạt động nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại đến tôm nuôi. Do đó, bà con cần có những giải pháp thích ứng, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Ao tôm nuôi
• 11:06 24/09/2024

Chuỗi thức ăn tự nhiên và mô hình Bio Floc trong nuôi tôm

Nuôi tôm đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Để nuôi tôm hiệu quả, người nuôi không chỉ cần hiểu về cách chăm sóc tôm mà còn phải nắm rõ chuỗi thức ăn tự nhiên của tôm và áp dụng các mô hình tiên tiến như Bio Floc.

Mô hình nuôi Bio floc
• 09:51 24/09/2024

Vì sao nên sử dụng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi?

Men vi sinh không chỉ cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ cân bằng hệ sinh thái trong ao, giúp nâng cao hiệu suất nuôi trồng. Vậy, vì sao nên sử dụng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi? Dưới đây là những lý do quan trọng mà người nuôi tôm cần lưu ý.

Men vi sinh
• 09:47 24/09/2024

Vì sao không nên cho tôm ăn khi trời mưa, giông bão?

Khi trời mưa hoặc giông bão, có rất nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi cũng như hành vi ăn uống của tôm. Do đó, việc cho tôm ăn trong những điều kiện thời tiết này có thể gây ra nhiều rủi ro, không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn có thể gây hại cho tôm

Ao nuôi
• 09:52 23/09/2024

Bảo vệ ao nuôi tôm trước nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra khiến hoạt động nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại đến tôm nuôi. Do đó, bà con cần có những giải pháp thích ứng, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Ao tôm nuôi
• 01:27 25/09/2024

Cách tính kích thước tôm thẻ chân trắng một cách đơn giản

Kích thước trong nuôi tôm là một trong những chỉ số đánh giá sự thành công của một vụ nuôi. Khi biết được kích thước của tôm, người nuôi có thể xác định được lợi nhuận nhận được trong một vụ mùa.

Tôm thẻ
• 01:27 25/09/2024

Chuỗi thức ăn tự nhiên và mô hình Bio Floc trong nuôi tôm

Nuôi tôm đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Để nuôi tôm hiệu quả, người nuôi không chỉ cần hiểu về cách chăm sóc tôm mà còn phải nắm rõ chuỗi thức ăn tự nhiên của tôm và áp dụng các mô hình tiên tiến như Bio Floc.

Mô hình nuôi Bio floc
• 01:27 25/09/2024

Vì sao nên sử dụng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi?

Men vi sinh không chỉ cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ cân bằng hệ sinh thái trong ao, giúp nâng cao hiệu suất nuôi trồng. Vậy, vì sao nên sử dụng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi? Dưới đây là những lý do quan trọng mà người nuôi tôm cần lưu ý.

Men vi sinh
• 01:27 25/09/2024

Sá sùng là loài hải sản chức năng

Gần đây một báo cáo của nhóm nghiên cứu người Trung Quốc cho thấy kinase thu được từ sá sùng giúp làm tan cục huyết khối ở mạch máu. Điều này mở ra hướng đi mới cho việc khai thác được các loài động vật có hiệu quả ứng dụng trong y học.

Sá sùng
• 01:27 25/09/2024
Some text some message..