Hiệu quả nuôi cá lóc lót bạt

Bằng sự đam mê, chịu khó tìm tòi học hỏi, anh Nguyễn Minh Nhựt (30 tuổi, trú thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc lót bạt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả nuôi cá lóc lót bạt
Anh Nhựt thường chia chia nhỏ lượng thức ăn cho cá thành 4 bữa mỗi ngày

Với khoảng 45m2 diện tích bể nuôi, mỗi năm mô hình này mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh đến 300 triệu đồng sau khi trừ tất cả các chi phí.

Để có được thành công như bây giờ, anh Nhựt đã phải mất một năm đi khắp các tỉnh thành miền Trung để tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lóc. Đến nơi nào, anh cũng dành cả ngày để theo dõi quy trình chăm sóc của các trại nuôi để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đầu năm 2015, khi cảm thấy mình đã nắm cơ bản kỹ thuật, anh bắt tay vào đầu tư xây dựng ao nuôi và mua giống về thả.


Trung bình cứ 15m2 diện tích của anh Nhựt đạt gần 3 tấn cá thương phẩm.

“Khi trực tiếp nuôi mới có thêm được kinh nghiệm thực tế. Vụ nuôi đầu tiên tôi gặp không ít khó khăn về vấn đề điều trị bệnh cho cá nên cá nuôi liên tục chết. Tính ra đợt đó toàn bộ số tiền khoảng 70 triệu đồng đầu tư vào cá lóc đều mất sạch”, anh Nhựt cho biết.

Không nản chí, sau thất bại ban đầu, anh tiếp tục vay mượn thêm 100 triệu đồng để xây dựng lại bể ba bể nuôi, mỗi bể có diện tích 15m2. Rút kinh nghiệm từ vụ trước, trong vụ nuôi thứ hai, anh tự xây dựng cho mình một kỹ thuật nuôi mới từ khâu cho cá ăn, thay nước và phương pháp chữa trị khi nhận thấy cá có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bằng tâm huyết đó, thành công đã đến với anh khi đàn cá phát triển tốt và xuất bán sau 6 tháng thả nuôi.

“Với 3 bể nuôi thì mỗi năm có thể thả được 2 vụ. Mỗi vụ như thế tôi thu được trung bình khoảng 8 tấn cá thương phẩm. Với giá bán trung bình khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí về thức ăn, thuốc men thì có lãi khoảng 300 triệu đồng”, anh Nhựt nói.

Theo anh Nhựt, so với các trại nuôi cá lóc lót bạt mà trước đây anh tìm hiểu thì kỹ thuật nuôi của anh khác đến khoảng 70%. Điểm đầu tiên có thể kể đến là mật độ thả nuôi. Hiện nay, tính trung bình mỗi m2 diện tích anh thả khoảng hơn 400 con giống, cao hơn rất nhiều so với cá trại nuôi khác.

Mật độ thả nuôi cao nên cần đòi hỏi nhiều yêu cầu về kỹ thuật để đảm bảo được tính hiệu quả. Điểm quan trọng được anh Nhựt đặc biệt là khâu thay nước bể. Số lượng đàn đông nên chỉ trong một thời gian ngắn, bể nước bị nhiễm bẩn, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Chính vì vậy, mỗi ngày anh phải thay nước thường xuyên (khoảng 3 lần) đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá.

“Ngoài thay nước thường xuyên thì tôi cũng xây dựng lịch cho cá ăn cố định. Nếu như các trại nuôi khác mỗi ngày chỉ cho ăn khoảng 2 lần thì tôi chia ra làm 4 lần. Mỗi lần như thế tôi chia nhỏ lượng thức ăn vừa không để lãng phí vừa hạn chế sự cạnh tranh thức ăn, giảm được yếu tố phân đàn”, anh Nhựt chia sẻ.

Cá lóc là loại có sức sống khỏe nhưng với mật độ nuôi cao nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Chính vì thế trong quá trình nuôi, anh Nhựt thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường của đàn cá để phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời.

Suốt nhiều năm gắn bó với cá lóc, anh Nhựt cho biết, các bệnh thường gặp trên loại cá này là nấm, bệnh về gan. Tuy nhiên, các chứng bệnh này cũng không hề khó để chữa trị. Yếu tố quan trọng nhất là phát hiện kịp thời để mua thuốc về hòa vào nước hoặc thức ăn để điều trị, tránh lây lan.

“Cần chú ý một điểm nữa là những khi thời tiết thay đối thì cá lóc sẽ có biểu hiện chán ăn. Lúc đó cần bổ sung thêm thuốc bổ cho cá đặc biệt là các loại vitamin cho cá. Nếu áp dụng được hiệu quả các khâu cơ bản trên thì lợi nhuận không cần phải lo lắng. Tôi nhận thấy so với các loại thủy sản mà mình đã từng nuôi thì cá lóc là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất”, anh Nhựt chia sẻ thêm.

NNVN
Đăng ngày 31/08/2018
Lê Khánh
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 05:35 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 05:35 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 05:35 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 05:35 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 05:35 18/02/2025
Some text some message..