Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lồng ở xã Đông Vinh

Thời gian qua, nuôi cá lồng trên hồ Đồng Ngán được đánh giá là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên địa bàn xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa), giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lồng ở xã Đông Vinh
Mô hình nuôi cá lồng ở xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa.

Theo chân anh Hà Việt Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Vinh (TP Thanh Hoá), chúng tôi đến hồ Đồng Ngán, được “mục sở thị” mô hình nuôi cá lồng trong sự ngỡ ngàng. Bởi, theo lời kể của anh, trước đây, diện tích này dùng để phục vụ sản xuất cho nhà máy gạch, chỉ là một đồng đất hoang sơ. Sau thời gian, UBND xã kêu gọi người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp, Công ty CP Sông Mã đã thuê lại đất, phát triển mô hình nuôi cá lồng.

Khi chúng tôi tò mò vì sao chọn mô hình nuôi cá lồng, ông Hà Văn Thành, quản lý mô hình, cho biết: Sau khi tham khảo, nhận thấy hồ Đồng Ngán có diện tích mặt nước lớn, vị trí giao thông thuận lợi để thu mua, vận chuyển sản phẩm. Bên cạnh đó, trước khi đầu tư nuôi cá lồng, chúng tôi tiến hành khảo sát khu vực nuôi, đo kiểm tra độ pH phù hợp, độ trong của nước. Đây là khâu rất quan trọng vì khu vực nuôi quyết định đến an toàn lồng nuôi cũng như hiệu quả trong suốt quá trình nuôi. Sau đó, tiến hành cải tạo hồ. Khác với cách nuôi cá trong ao, nuôi cá lồng tận dụng được nhiều lợi thế về mặt nước nên nước ít bị ô nhiễm. Thức ăn cho cá khá đơn giản, chủ yếu là khâu phòng bệnh cho cá, người nuôi phải thường xuyên vệ sinh lưới, giúp cá không bị thiếu ô xy cũng như hạn chế việc phát sinh mầm bệnh. Nhất là, thường xuyên bổ sung thêm vitamin vào thức ăn hàng ngày với liều lượng phù hợp nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Ở khâu lựa chọn lồng thả, toàn bộ lồng bằng tre, nứa được chuyển đổi sang lồng sắt để đảm bảo độ bền và tiện lợi cho quá trình vệ sinh. Vừa nói, ông Thành vừa kéo những chiếc lồng lên khỏi mặt nước, những con cá to, khỏe đã minh chứng hướng đi đúng đắn khi đầu tư vào nuôi cá lồng của công ty. Cũng theo ông Thành, trên diện tích gần 10 ha, được đầu tư 48 lồng nuôi cá, con nuôi chủ yếu là cá rô phi, cá lăng, cá chép, cá trắm. Hiện nay, mô hình đang tạo việc làm cho 5 đến 7 lao động, thu nhập trung bình từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, trung bình mỗi lồng cá cho thu hoạch từ 2 đến 2,5 tấn cá thương phẩm, trong đó cá lăng và cá trắm ốc đều có giá xuất bán đạt trên dưới 100.000 đồng/kg, tương đương trên dưới 100 triệu đồng mỗi tấn, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Đầu ra của sản phẩm ở đây luôn ổn định, được vận chuyển đến các nhà hàng trong và ngoài tỉnh.

Nói về triển vọng nuôi cá lồng, anh Hà Việt Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Vinh, cho biết: Đây là mô hình nuôi cá lồng đầu tiên được đầu tư ở xã, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói, mô hình nuôi cá lồng trên hồ Đồng Ngán của Công ty CP Sông Mã đã tận dụng có hiệu quả diện tích mặt nước để nuôi thả cá, phát triển nuôi trồng thủy sản theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, UBND xã đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đối với mô hình nuôi cá lồng, người dân còn e ngại do đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, nguồn vốn để mua con giống, thức ăn, kỹ thuật còn hạn chế.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 03/05/2019
Lê Ngọc
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 14:39 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 14:39 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 14:39 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 14:39 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:39 20/11/2024
Some text some message..