Hiệu quả từ Tổ tự quản bến cá Lăng Ông

Ra đời từ đầu năm 2013, Tổ tự quản ở bến cá Lăng Ông (phường Cam Lợi, TP. Cam Ranh) đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phường. Đặc biệt, những hiện tượng như: tranh mua, tranh bán, trộm cắp, móc túi, xin đểu… ở đây dần chấm dứt.

đội tự quản
Các thành viên tổ tự quản làm nhiệm vụ

Hàng ngày, bến cá Lăng Ông thường có gần 100 tàu thuyền từ các nơi về trao đổi, mua bán thủy hải sản, vật tư, nhiên liệu phục vụ việc đánh bắt thủy sản. Trung tá Ngô Trí Thức - Trưởng Công an phường Cam Lợi cho biết, hoạt động của bến cá diễn ra khoảng 2 giờ đêm cho đến hết buổi sáng hàng ngày. Trước đây, việc bốc vác, vận chuyện hàng hóa, nhất là thủy sản từ tàu lên bờ diễn ra tự phát nên luôn phát sinh tình trạng tranh giành dẫn đến xô xát, đánh nhau. Bên cạnh đó, lợi dụng đêm tối, một số đối tượng có hành vi xin đểu, bảo kê, thu phí ra vào bến, trộm cắp hàng hóa, tiền bạc, xe máy. Tuy nhiên, mấy năm nay, tình trạng này không còn nữa, tiểu thương và ngư dân yên tâm buôn bán, làm ăn. Có được điều đó là nhờ hiệu quả mang lại từ việc thành lập tổ tự quản.

Trước đây, ông Trịnh Hoàng Cư chở cá thuê cho các tiểu thương không ít lần gặp phải cảnh tranh giành dẫn đến kình cãi nhau. Khi tổ tự quản thành lập, ông là người nhiệt tình hưởng ứng, được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng. Ông Cư cho biết : “Đội có 7 người, đều là những lao động trực tiếp trong bến như: xe ôm, bốc vác, buôn bán. Trước đây, anh em hoạt động tự do. Tham gia tổ, các thành viên vừa lao động, vừa làm công tác đảm bảo an ninh nên công việc dần đi vào nề nếp”. Được biết, công việc của tổ tự quản bắt đầu từ tối và kết thúc khi chợ tan, với nhiệm vụ sắp xếp xe ra vào chợ, tàu thuyền ra vào bến, ổn định trật tự khu vực mua bán, phát hiện và trấn áp các hành vi phạm tội, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài ra, tổ đứng ra hợp đồng với một số tiểu thương, chủ tàu để đảm nhận việc bốc xếp, vận chuyển hàng vừa đảm bảo thu nhập cho anh em, vừa từng bước đẩy lùi tình trạng tranh giành mối. Bà Trần Thị Đào, tiểu thương lâu năm ở bến cá cho biết, từ ngày có tổ tự quản, bà không còn bị một số đối tượng đến xin tiền, xin cá nữa, các tiểu thương yên tâm làm ăn.

Để hỗ trợ cho tổ hoạt động có hiệu quả, hàng tháng, Công an phường Cam Lợi tổ chức sinh hoạt hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin về tình hình tội phạm cho các thành viên nắm bắt. Trung tá Ngô Trí Thức cho biết, nhờ có sự hỗ trợ của tổ tự quản, Công an phường đã dẹp được tình trạng đánh bạc quanh khu vực chợ. Thành viên trong tổ còn phối hợp với Công an phường tổ chức tuần tra khép kín địa bàn, qua đó điều tra làm rõ một số vụ trộm cắp xe máy, trộm cắp tài sản. Điều đáng quý là tổ làm việc hoàn toàn tự nguyện, không có chế độ. Tuy thành lập chưa lâu song mô hình tổ tự quản bến cá Lăng Ông được đánh giá cao về tính hiệu quả, là một trong những mô hình tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Khánh Hòa.

Báo Khánh Hòa, 21/01/2016
Đăng ngày 22/01/2016
Văn Nhất

Tăng cường công tác gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến với 28 địa phương ven biển trên cả nước.

Họp
• 11:39 19/06/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 11:19 17/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 10:12 14/06/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 116.822,9 tấn

Trong những tháng đầu năm 2024, ngành thủy sản Bình Định tuy gặp phải những khó khăn thách thức như: tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp,...

Nuôi lồng bè
• 11:36 30/05/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:23 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 08:23 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 08:23 26/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 08:23 26/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 08:23 26/06/2024
Some text some message..