Hồ Ngọc Khánh quá thối

Dù chủ đầu tư dự án cải tạo đã rắc vôi bột để khử ô nhiễm, nhưng đến hôm qua mùi hôi thối ở hồ Ngọc Khánh (Q.Ba Đình, Hà Nội) vẫn bốc lên nồng nặc.

ho o nhiem
Góc hồ ô nhiễm bốc mùi hôi thối nặng nhất trước nhà số 34 Phạm Huy Thông Ảnh: Lê Quân

Một số gia đình cho biết phải “tản cư” sang nhà họ hàng, anh em ở khu vực khác vì không chịu nổi mùi hôi.

Chỉ vào dây phơi quần áo trên ban công, bà Nguyễn Thị Phú, nhà ở phố Phạm Huy Thông, cạnh hồ Ngọc Khánh, cho biết dù đã giặt, phơi, nhưng quần áo luôn ám mùi thối từ hồ bốc lên. Nhiều lần bà phải giặt lại quần áo. Các cửa phòng cũng luôn được đóng kín, khe hở phải chèn bịt lại. “Tôi phải chịu nỗi khổ này 24/24 tiếng, một đêm tôi dậy không dưới 10 lần vì quá thối, không khí cứ đặc quánh lại ở trong nhà, trong phòng, không ngủ được. Chốc chốc tôi lại phải xem đồng hồ. Thối kinh khủng”, bà Phú bức xúc.

Chị Nguyễn Thị Huệ, nhà ở gần hồ Ngọc Khánh cho biết gần 1 tháng nay, sau khi hồ cải tạo xong, tưởng mùi hôi thối sẽ giảm bớt không ngờ còn tăng nhiều hơn. Chị và hai con nhỏ đã phải đến nhà họ hàng ở phố Nguyễn Chí Thanh ở tạm. “Nhà tôi kinh doanh cà phê, giờ cắt cử chồng ở lại trông nom. Cả tháng nay thất thu vì hồ bốc mùi hôi thối, không có khách đến quán”, chị Huệ nói.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên chiều 8.5, ven bờ hồ được rắc kín chất bột màu trắng. Theo người dân, đó là vôi bột được rắc xuống hồ mấy ngày trước. “Họ dùng thuyền vớt những màng bẩn nổi lều bều trên mặt nước chở đi rồi dùng vôi bột rắc xuống mặt nước, xung quanh ven bờ. Làm như vậy chỉ đỡ mùi được vài ngày, sau đó mặt nước lại tiếp tục nổi những màng bẩn và hôi thối khủng khiếp”, bà Trần Kim Ngọc (54 tuổi), nhà ven hồ vừa nói vừa sốt sắng dẫn chúng tôi đến góc hồ trước số nhà 34 Phạm Huy Thông chỉ. Tại đây, mặt nước ở cả góc hồ rộng gần 100 m2 đặc quánh lớp màng màu xanh dạt vào, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Do nước thải hay tảo ?

Theo tìm hiểu của PV, chủ đầu tư dự án cải tạo hồ Ngọc Khánh là Ban Quản lý dự án thoát nước Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội); đơn vị thực hiện gói thầu là liên danh nhà thầu Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 68, Công ty cổ phần xây dựng số 2 và Công ty đầu tư xây dựng Gia Long. Tổng kinh phí cải tạo từ nguồn vốn vay ưu đãi của Nhật Bản, lên đến 20 tỉ đồng. Ông Nguyễn Minh Tú, Chủ tịch UBND P.Ngọc Khánh, cho biết phường đã mời Ban QLDA thoát nước Hà Nội lên làm việc, yêu cầu truy tìm nguyên nhân, nhưng đến chiều 8.5 nguyên nhân gây ô nhiễm hồ Ngọc Khánh chưa được đưa ra.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh (65 tuổi), cán bộ Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) đã về hưu có nhà ở mặt phố Phạm Huy Thông, nói: “Nguyên nhân thực sự là nước thải sinh hoạt vẫn chảy xuống hồ, gây ô nhiễm. Thiết kế của dự án cải tạo môi trường hồ Ngọc Khánh là đưa nước thải sinh hoạt vào hệ thống cống thải chung của thành phố, không cho chảy xuống hồ. Tuy nhiên, nhiều người dân ở ven hồ như chúng tôi vẫn thấy khi cạn lòng hồ để lộ nhiều ống cống nước thải sinh hoạt chảy nước ra. Vài tháng gần đây, không có mưa nhiều nhưng nước hồ vẫn đầy lên như hồi chưa hút nước để cải tạo”, ông Thanh nói.

Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó giám đốc Ban QLDA thoát nước Hà Nội, cho biết dự án cải tạo hồ Ngọc Khánh đã cơ bản hoàn tất, chỉ còn chờ tích nước mưa và thả bè thủy sinh xuống hồ để tạo cảnh quan. Về nguyên nhân gây ô nhiễm hồ, ông Hùng cho biết chu kỳ sống của tảo là 1 - 1,5 tháng sẽ chết, gây ra mùi hôi thối. Trời càng nóng bức, tảo phát triển càng mạnh, khi chết sẽ gây ra mùi hôi thối. Tảo ở hồ Ngọc Khánh là tảo lục, khi chết sẽ khiến nước chuyển thành màu xanh. Ông Hùng cũng khẳng định, sau cải tạo, hệ thống cống nước thải sinh hoạt đã tách biệt với hồ Ngọc Khánh và “Để nhân dân kiểm chứng việc này, chúng tôi sẽ bơm cạn nước hồ để cho thấy nước thải sinh hoạt không còn chảy vào hồ như người dân nói; đồng thời bơm cạn nước hồ để dùng hóa chất phù hợp xử lý diệt tảo trong hồ. Dự kiến, chiều 10.5 nước hồ Ngọc Khánh sẽ cạn”, ông Hùng nói.

TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản, chuyên gia về bệnh học thủy sản cho rằng cần xem xét kỹ khi thực hiện cải tạo hồ, chủ đầu tư đã hút sạch lớp bùn dưới đáy hồ chưa. Lớp bùn này chính là nơi chứa những vi sinh vật, tảo, chất thải gây ô nhiễm tích lũy bao nhiêu năm. Nếu không hút hết đem đi xử lý thì khi có nước mới, những chất thải này sẽ lại tiếp tục sinh sôi, gây ô nhiễm hồ như chưa cải tạo.

Báo Thanh Niên, 09/05/2016
Đăng ngày 10/05/2016
Lê Quân
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 06:58 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 06:58 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 06:58 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 06:58 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 06:58 22/11/2024
Some text some message..