Hộ nuôi cá tầm từng thiệt hại bạc tỷ giờ ra sao?

Với 1ha đất tại thôn 2, xã Rô Men (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) ông Huỳnh Ngọc Thu đã xây dựng 70 hồ nuôi cá tầm, sản lượng loài cá “quý tộc“ này hàng năm lên đến hàng trăm tấn, mang lại doanh thu nhiều tỷ đồng. Mô hình nuôi cá tầm của ông Thu mở ra một hướng đi mới cho người dân tại địa phương.

cá tầm
Cá tầm là cá nước ngọt đang được khách hàng ưa chuộng chúng có thân dài, mõm rộng và nhọn. Ảnh minh họa

Ông Thu cho biết, đến nay, nghề nuôi cá tầm đã theo ông gần chục năm với bao thăng trầm, lên xuống, được và mất. “Cách đây khoảng 5 năm, tôi nuôi cá tầm ở hạ nguồn suối Nước Mát, vì thế mà khi lũ tràn về chỉ biết xót xa nhìn cá  tầm trôi theo dòng nước xiết. Lần đó, tôi thiệt hại mất mấy tỷ bạc. Cái nghề nuôi cá tầm này như đã vận vào với thân tôi. Sau đợt lũ đó, mình tôi lặn lội lên thôn 2 xã Rô Men để tìm đất tiếp tục làm bể nuôi cá tầm...", ông Thu chia sẻ.

Lần này ông Thu chọn địa điểm là thượng nguồn của suối Nước Mát, làm trang trại nuôi cá tầm dựa vào chân đồi. Nếu có xảy ra lũ lụt cũng không ảnh hưởng gì các bể nuôi cá tầm. Hơn nữa, khởi nghiệp nuôi cá tầm lần 2 nên ông làm hồ nuôi chắc ăn hơn. Những hồ nuôi cá tầm được đổ bê tông chắc chắn, hệ thống bể lọc, nước ra vào cũng được cải tiến...

Những bể nuôi cá tầm của ông Thu được đổ bê tông kiên cố cùng hệ thống ống nước ra vào liên tục.

Hiện nay, nước cung cấp cho trang trại nuôi cá tầm của ông Thu được lấy về từ suối Nước Mát qua hệ thống ống nhựa phi 220. Nguồn nước này có độ tinh khiết cao, nhiệt độ luôn trong ngưỡng từ 15-20o C, các ống nước chảy liên tục suốt ngày đêm để đảm bảo môi trường tốt nhất cho loài "cá quý tộc" này phát triển.

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn nước cho cá tầm phát triển, ông Thu đã xây dựng hồ lọc, trường hợp mùa mưa, nước từ suối về hồ có bị đục thì hệ thống hồ lọc này sẽ phát huy tác dụng, không ảnh hưởng đến cá tầm nuôi trong trang trại.

cá tầm
Anh Nhân bắt một con cá tầm nặng khoảng 6kg cho phóng viên xem.

Thức ăn cho cá tầm con là hỗn hợp cám được pha trộn với tỷ lệ phù hợp. Theo chân ông Thu đi thăm trang trại anh Lê Sanh Nhân (35 tuổi, quản lý kỹ thuật nuôi cá tầm của ông Huỳnh Ngọc Thu), anh cho biết: “Trung bình, mỗi hồ bê tông rộng khoảng 100m2 và có thể nuôi khoảng 2.000 cá tầm thương phẩm loại 1,5-2kg và nuôi 1.500 cá tầm thương phẩm loại 5-10kg. Cá tầm nuôi sau 1 năm có thể đạt trọng lượng từ 1,8 – 2kg/con. Thức ăn của cá tầm là cám công nghiệp dành cho cá tầm. Cho cá tầm ăn với 4 bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối”.

Anh Nhân bắt một con cá tầm nặng khoảng 6kg cho phóng viên xem. Là loại cá ưa nước sạch và nhiệt độ lạnh, vì vậy trong bể cá tầm tại trang trại luôn có những nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước. Trung bình, buổi sáng nước có nhiệt độ từ 15-16oC, buổi trưa sẽ có nhiệt độ khoảng 20o C. Việc tìm được địa điểm để nuôi cá tầm vừa có nhiệt độ thích hợp và sạch như Đam Rông là điều khá khó đối với những ai muốn đầu tư nuôi cá tầm.

Tuy nhiên, hiện nay giá bán cá tầm từ 180.000 – 200.000 thì ông Thu có thu nhập hàng chục tỷ đồng từ 70 hồ cá tầm của mình. Nhiệt kế được treo ở những hồ nuôi cá tầm để biết chính xác nhiệt độ trong hồ vào từng thời điểm khác nhau.

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, địa phương có chủ trương, chính sách thu hút các nhà đầu tư vào phát triển cá nước lạnh, trong đó có cá tầm trên địa bàn.

Tỉnh Lâm Đồng hiện đang có 25 đơn vị, tổ chức, cá nhân nuôi cá nước lạnh thương phẩm với tổng diện tích khoảng 380ha, tổng số vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đang áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhiều trang trại kiểu mẫu đã hình thành. Các mô hình như nuôi cá tầm tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP đạt năng suất, chất lượng cao.

Hiện nay, Lâm Đồng đang có nhiều chính sách hỗ trợ nghề nuôi cá nước lạnh. trong đó có nuôi cá tầm trên địa bàn.  

Báo Dân Việt
Đăng ngày 24/12/2021
Baoanh Nguyen
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 06:27 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 06:27 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 06:27 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 06:27 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 06:27 08/11/2024
Some text some message..