Hỗ trợ gần 26 tỷ đồng cho các hộ nuôi cá bè

Ngày 28-4, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa quyết định phê duyệt số tiền gần 26 tỷ đồng hỗ trợ người dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai bị thiệt hại do ngập lụt gây ra trong tháng 8-2019, thuộc địa bàn ba xã của huyện Định Quán.

Cá chết
Cá chết nổi trắng bè do ngập lụt vào tháng 8-2019 ở huyện Định Quán.

Cụ thể, trận mưa lớn xảy ra từ ngày 8 đến 12-8-2019, đã gây ngập lụt cục bộ, làm thiệt hại hơn 326.000m3 bè, dèo của 146 hộ nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, đoạn qua địa bàn ba xã: Ngọc Định, Thanh Sơn, Phú Vinh của huyện Định Quán. Theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai, xã Ngọc Định có 91 hộ được nhận hỗ trợ hơn 11 tỷ đồng; xã Thanh Sơn có 39 hộ được nhận hỗ trợ gần 10 tỷ đồng và xã Phú Vinh có 28 hộ thiệt hại được hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền hỗ trợ gần 26 tỷ đồng được trích từ nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Đồng Nai.

Sau khi UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt nguồn kinh phí hỗ trợ, UBND huyện Định Quán đã phối hợp chính quyền các xã thông báo đến những hộ dân bị thiệt hại biết. Đồng thời, phối hợp các sở ngành liên quan thực hiện những thủ tục theo quy định để tiến hành chi hỗ trợ trong thời gian sớm nhất, góp phần giúp các hộ dân nuôi cá bị thiệt hại khôi phục, phát triển sản xuất.

Ngoài hỗ trợ những hộ dân nuôi cá bè bị thiệt hại ở huyện Định Quán, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đang xem xét để hỗ trợ kinh phí đối với những trường hợp bị thiệt hại do trận ngập lụt gây ra vào tháng 8-2019, tại huyện Tân Phú. Trước đó, UBND huyện Tân Phú kiến nghị mức hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân là hơn 12,4 tỷ đồng.

Nhân Dân
Đăng ngày 29/04/2020
Thiên Vương
Nuôi trồng

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Đối đầu nhiều thử thách lớn trên đường nuôi tôm về cỡ lớn

Nuôi tôm đến cỡ lớn luôn đi kèm với nhiều thử thách lớn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và kỹ thuật cao. Một trong những thách thức phổ biến là kiểm soát môi trường ao nuôi, đặc biệt về chất lượng nước, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan.

Tôm thẻ
• 09:46 16/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:05 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:05 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:05 18/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:05 18/10/2024

Lựa chọn làm việc thủ công hay áp dụng thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hiện nay?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, người nuôi thường đứng trước quyết định giữa việc tiếp tục sử dụng phương pháp làm việc thủ công truyền thống hoặc chuyển sang áp dụng thiết bị công nghệ. Cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất, ngân sách, và mong muốn cải thiện hiệu quả sản xuất.

Thiết bị công nghệ
• 09:05 18/10/2024
Some text some message..