Hỗ trợ nghề nuôi tôm chân trắng

Đến xã Hiệp Thạnh (H.Duyên Hải, Trà Vinh) hỏi “thạc sĩ Tư Long” ai cũng biết, cái học vị “ngang hông” này do những người nuôi tôm yêu mến tặng cho ông Võ Văn Long.

Thạc sĩ Tư Long
“Thạc sĩ Tư Long” (giữa) kiểm tra tôm cho bà con - Ảnh: Bảo Trung

Sinh ra và lớn lên ở vùng ven biển H.Ba Tri (Bến Tre), năm 2003 - 2004, khi phong trào nuôi tôm sú rộ lên ở Ba Tri, ông Long bắt đầu hợp tác với các hộ dân xung quanh nuôi tôm sú quảng canh. Nhờ được tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật cũng như từ trải nghiệm thực tế, Tư Long hiểu được tập tính, cách quản lý, chăm sóc tôm, nhất là quy trình nuôi tôm theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Năm 2006, ông quyết định mướn đất để phát triển nghề nuôi tôm sú công nghiệp và bước đầu thành công. Một năm sau, con tôm thẻ chân trắng có mặt ở Bến Tre, ông Tư Long cũng học thêm kỹ thuật nuôi loài thủy sản mới này. Cơ duyên để ông bén đất Hiệp Thạnh cũng từ chuyến đi thăm em gái có chồng bên đó. Thấy nơi đây có tiềm năng, nguồn nước rất phù hợp, ông quyết định chuyển sang Hiệp Thạnh nuôi tôm thẻ chân trắng.

Đầu năm 2011, ông Tư Long bắt đầu hùn với em gái nuôi 2 ao tôm thẻ và trực tiếp tư vấn kỹ thuật cho người bạn mới quen nuôi 1 ao khác. Kết quả qua 1 vụ nuôi, 3 ao tôm thu hoạch được hơn 8,5 tấn tôm. Vấn đề đau đầu đối với người nuôi tôm là xì phèn khi đào ao sâu đã được ông xử lý khá triệt để.

Sau thành công bước đầu, ngoài duy trì 2 ao nuôi tôm thẻ với người em gái, ông mướn thêm đất để phát triển thêm 2 ao tôm khác, tư vấn cho chủ 7 ao tôm thẻ và 3 ao tôm sú tại địa phương. Đến khi tôm thẻ chân trắng chính thức được cho phép nuôi ở miền Tây thì ông đã nổi tiếng, được nhiều người tìm đến nhờ hỗ trợ kỹ thuật.

Ngoài liên kết, tạo nhóm để trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau kỹ thuật, ông Tư Long còn giúp đỡ một số hộ nuôi tôm bị thất bại bằng cách đầu tư toàn bộ chi phí để nuôi vụ tiếp theo. Nếu thành công, người nuôi sẽ được chia 50/50. Còn thất bại, ông lại tiếp tục đầu tư nuôi thêm vụ khác cho đến khi thành công thì trả lại ao. Đây là hình thức hỗ trợ người nuôi tôm mà chưa có doanh nghiệp, cá nhân nào thực hiện được.

Vụ nuôi tôm năm 2014, ông Tư Long nuôi 3 ao tôm thẻ chân trắng và liên kết với 7 hộ ở các xã khác nuôi 27 ao, diện tích mỗi ao khoảng 3.000 m2. Hiện nay, tôm ở các ao này đang phát triển tốt, có ao cũng đã thu hoạch. Ông Trương Ô Ren (ngụ ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh) cho biết ông không rành kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng từ năm 2011 đến nay nhờ “thạc sĩ” Tư Long hỗ trợ mà việc nuôi tôm ngày một phát triển, cuộc sống gia đình ổn định hơn.

VTV Cần Thơ/Thanh Niên, 19/04/2014
Đăng ngày 20/04/2014
Bảo Trung

Tăng cường công tác gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến với 28 địa phương ven biển trên cả nước.

Họp
• 11:39 19/06/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 11:19 17/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 10:12 14/06/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 116.822,9 tấn

Trong những tháng đầu năm 2024, ngành thủy sản Bình Định tuy gặp phải những khó khăn thách thức như: tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp,...

Nuôi lồng bè
• 11:36 30/05/2024

Xác định hoạt lực của vi sinh

Trong nuôi trồng thủy sản, xác định và tối ưu hóa hoạt lực của vi sinh là rất quan trọng để duy trì môi trường sống lành mạnh cho các loài thủy sản.

Tôm thẻ
• 19:46 24/06/2024

Kiên Giang xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ vừa xảy ra ở xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là hiện tượng chưa từng xuất hiện trong hơn 30 năm qua.

Thủy triều đỏ
• 19:46 24/06/2024

Trứng nước trong ao tôm và ảnh hưởng trong ao tôm

Trứng nước còn là một loại thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản, là loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loại cá nước lợ trong giai đoạn cá bột. Tuy hữu ích nhưng sự xuất hiện dày đặc của chúng sẽ gây tác động không nhỏ đến tôm nuôi.

Trứng nước
• 19:46 24/06/2024

Nuôi rươi cùng với trồng lúa: Hiệu quả kép

Rươi, một loại đặc sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng bởi hương vị độc đáo mà còn bởi giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Nuôi rươi kết hợp với trồng lúa là một mô hình nông nghiệp sáng tạo, đem lại hiệu quả kép cho người nông dân.

Rươi
• 19:46 24/06/2024

Tạo môi trường đáy tốt cho tôm vào mùa mưa

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, mùa mưa luôn mang đến nhiều thách thức. Môi trường nước và đáy ao biến đổi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Vì vậy, việc tạo môi trường đáy ao tốt cho tôm vào mùa mưa là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này Tép Bạc sẽ giúp người nuôi hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp cụ thể để duy trì đáy ao tốt cho tôm trong mùa mưa.

Thăm nhá tôm
• 19:46 24/06/2024
Some text some message..