Hóa chất trong nuôi cá hồi ảnh hưởng đến tôm

Hai nghiên cứu khoa học mới cho thấy rằng các hóa chất được sử dụng để phòng trị bệnh trong trang trại nuôi cá hồi ngoài khơi có thể gây ra tác động có hại đối với tôm, tôm hùm và các loài giáp xác khác.

Hóa chất trong nuôi cá hồi ảnh hưởng đến tôm
Terry A'Hearn, giám đốc điều hành của SEPA. Ảnh: SEPA

Một nhóm chiến dịch môi trường đã cảnh báo rằng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Thủy sản có thể phải đối mặt với yêu cầu bồi thường từ ngư dân trong tương lai trừ khi việc sử dụng các hóa chất này bị cấm.

Các nghiên cứu đã điều tra tác động có hại của hóa chất được sử dụng trong nuôi cá hồi đối với động vật giáp xác và môi trường biển rộng hơn. Các hóa chất thường được sử dụng để chống chấy rận biển và bệnh Amoebic gill disease (AGD) trên cá hồi.

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc tế Stavanger cho thấy rằng việc sử dụng rộng rãi Hydrogen peroxide (nước oxy già) trong các trang trại cá hồi gây tử vong cho tôm nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scotland (SEPA), phát hiện ra rằng tác động của hai hóa chất khác được sử dụng trong nuôi cá là Emamectin BenzoateTeflubenzuron, có thể vượt ra ngoài vùng lân cận. Emamectin benzoate là thành phần của thuốc trừ sâu, được trích ly trong quá trình lên men nấm Streptomyces avermitilis. Teflubenzuron cũng là thành phần của một số thuốc bảo vệ thực vật.

Các nghiên cứu sâu hơn hiện đang được tiến hành để hiểu rõ hơn các tác động tích lũy quy mô lớn của các loại hóa chất trong các phát hiện của họ. 

Trong bức thư gửi ông Creed, chủ tịch của Galway Bay chống lại lồng cá hồi, Billy Smyth, cho biết hiện tại người ta đã chứng minh được rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất trong nuôi cá hồi đang gây ảnh hưởng đến tôm và các loài giáp xác khác. Ông cũng cho biết: Tôi nghĩ thật đáng trách khi nông dân trên cạn sẽ không bao giờ được phép sử dụng các hóa chất độc hại này ở bất cứ nơi nào gần một vùng nước, nhưng người nuôi cá hồi lại có thể đổ thẳng vào vịnh của chúng tôi - một số trong đó có khu vực bảo tồn.

Đề xuất thay đổi

Những thay đổi cần thiết bao gồm một tiêu chuẩn mới, chặt chẽ hơn đối với chất thải hữu cơ thải ra từ các trang trại nuôi cá hồi; tăng cường giám sát môi trường và thành lập một đơn vị thực thi để đảm bảo tuân và một cách tiếp cận tạm thời mới để kiểm soát việc sử dụng emamectin benzoate

Xem bài viết tiếng anh trên: Irishexaminer.com/breakingnews/ireland
Đăng ngày 04/01/2019
LỆ THỦY Lược Dịch
Khoa học

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 14:55 28/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 14:29 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 12:07 23/09/2023

Bệnh nấm và ký sinh trùng trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh là loài giáp xác nước ngọt có giá trị thương mại quan trọng (Nguyen et al. 2019). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi tôm này đã dẫn đến các hậu quả liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra (Suanyuk và Dangwetngam 2014).

Tôm càng xanh
• 12:04 18/09/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 22:24 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 22:24 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 22:24 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 22:24 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 22:24 30/09/2023