Hoá giải thách thức cho xuất khẩu hải sản

Hàng năm, XK hải sản chiếm tỷ trọng 29-33% trong tổng giá trị XK thuỷ sản. Tuy nhiên, nhiều yếu kém nội tại lẫn những áp lực, rào cản đến từ thị trường XK đang ngày càng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho ngành hàng XK này.

Hoá giải thách thức cho xuất khẩu hải sản
Năm 2019, XK hải sản dự kiến có thể đạt tới 3,5 tỷ USD. Ảnh: ST.

Khó trong, khó ngoài

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): XK hải sản tăng trưởng liên tục, với mức tăng trung bình hàng năm gần 8%. Năm 2018, XK hải sản đạt trên 2,98 tỷ USD.

Về cơ sở chế biến hải sản, Việt Nam hiện có gần 200 cơ sở quy mô công nghiệp chuyên (100% hải sản) và không chuyên (có chế biến hải sản) với tổng công suất lên đến trên 1,65 triệu tấn sản phẩm/năm. Các nhà máy chế biến hải sản tập trung chủ yếu tại một số tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang,…, có điểm chung là đều được trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Quang Hùng-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho hay: Năm 2019, mục tiêu đặt ra là XK thủy sản đạt 10,5 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2018, trong đó kim ngạch XK hải sản là 3,38 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2018. Liên quan tới vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và XK Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) còn đưa ra dự báo khả quan hơn với giá trị XK hải sản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2018. VASEP cho rằng cần đẩy mạnh nguồn cung nguyên liệu từ NK đối với cá ngừ do có dư địa các nhà máy chế biến và tận dụng thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), củng cố và ổn định thị trường hiện có với các sản phẩm hải sản khác.

Dù có dư địa và cơ hội tăng trưởng XK, song thực tế hiện nay XK hải sản Việt Nam đang đối mặt không ít thách thức. Theo VASEP, thách thức điển hình là gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU của EU.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Chủ tịch Ủy ban Hải sản (VASEP) cho hay: Thách thức còn đến từ Chương trình Giám sát NK Thủy sản (SIMP) áp dụng với 13 loài thủy hải sản từ ngày 1/1/2018 của Mỹ. Sản phẩm XK sang Mỹ phải tuân thủ theo bộ quy tắc mới về truy xuất nguồn gốc. Dữ liệu của toàn bộ quá trình từ nuôi trồng hay đánh bắt đến khi NK phải được khai báo và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA). Bên cạnh đó, sản phẩm hải sản Việt Nam sau thu hoạch chất lượng thấp dẫn tới thiếu nguyên liệu XK, lãng phí nguồn lợi…

Chia sẻ rõ hơn về “bức tranh” khai thác, XK hải sản hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: Cường lực khai thác đã vượt quá so với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi. Số lượng tàu cá loại nhỏ khai thác ven bờ còn nhiều, các nghề xâm hại nguồn lợi giảm chưa đáng kể, đặc biệt nghề lưới kéo. Việc chuyển đổi cơ cấu nghề trong khai thác hải sản còn chậm. Bên cạnh đó, công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đã được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. “Tổn thất sau thu hoạch của các nghề khai thác hải sản hiện nay trung bình trong khoảng 15 – 20 %. Trong đó, nghề lưới kéo có tỷ lệ tổn thất cao nhất. Các nghề khai thác bằng lưới vây, chụp mực, bẫy mực, nghề câu có tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trung bình 12 – 15 %”, ông Hùng nói.

Số 1 là nhiệm vụ gỡ bỏ “thẻ vàng”

Theo bà Thu Sắc, để tháo gỡ những khó khăn, thách thức trong XK hải sản, đặt ra hàng đầu trong thời gian tới là tiếp tục các giải pháp và kế hoạch cải thiện nhằm giải quyết vấn đề “thẻ vàng” IUU của EU. VASEP kiến nghị DN và Bộ NN&PTNT tiếp tục cùng thực hiện các khuyến nghị của EU, nhanh chóng gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU, tạo tâm lý tốt để các nhà NK yên tâm đặt hàng nhiều hơn. “Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện cho DN gia tăng NK nguyên liệu hải sản hợp pháp để gia công/chế biến XK theo hướng có chọn lọc đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo đạt giá trị XK cao. Các DN phối hợp với ngư dân tham gia chuỗi sản xuất để đảm bảo chất lượng sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm khai thác”, bà Thu Sắc nói.

Xung quanh vấn đề khai thác, XK hải sản, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng: Cần đẩy mạnh công tác đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc tạo ra sản phẩm chất lượng cao và ổn định; tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá. Đặc biệt, công tác bảo quản sản phẩm trên tàu cá, gia tăng giá trị sản phẩm XK từ khai thác…

Ông Hùng thông tin thêm, giải pháp mà ngành thuỷ sản đặt ra trong thời gian tới là thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo "thẻ vàng” của EU thông qua các biện pháp cụ thể như: Tăng cường kiểm soát tàu cá rời cảng và về cảng; đảm bảo thực hiện đúng quy định về khai báo và kiểm soát sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng; thực hiện tốt cơ chế phối hợp và xử lý ngay giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên biển khi phát hiện các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài hoặc bị phát hiện trên hệ thống giám sát hành trình; thực hiện rà soát, công bố cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động vùng khơi cập cảng, kết nối hệ thống dữ liệu về nhật ký khai thác, giám sát hành trình tàu cá thực hiện cấp Giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản...

"Tổng cục Thuỷ sản cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ việc nghiên cứu thị trường trong nước và XK để có thông tin và cơ sở cho toàn bộ các hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản; tiếp tục hỗ trợ các DN và người sản xuất thủy sản Việt Nam vượt qua các rào cản phi thuế quan thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến thủy sản”, ông Hùng nói.

Tổng cục Thủy sản kiến nghị Bộ NN&PTNT giao Tổng cục Thủy sản chủ trì, xây dựng đề án tổng thể về phát triển ngành khai thác trên biển theo chuỗi, ứng dụng các công nghệ tiên tiến từ khâu khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế biến và XK nhằm; giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức các diễn đàn DN trong và ngoài nước; giới thiệu, quảng bá sản phẩm hải sản, tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước và các thị trường quốc tế…

Báo Hải Quan
Đăng ngày 08/04/2019
Thanh Nguyễn
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 18:02 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 18:02 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 18:02 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 18:02 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 18:02 18/02/2025
Some text some message..