Hoa Kỳ: Phương pháp mới trong loại trừ vi khuẩn ở hầu tươi sống

Đại học bang Origon (OSU) đã cải thiện một phương pháp cũ nhẵm tạo ra món hầu sống an toàn hơn khi ăn, theo phương pháp này, nhiều vi khuẩn đã được loại trừ mà không làm mất đi mùi vị và cấu trúc của món ăn.

Món hầu tươi sống. (Ảnh: StockFile)

Nguyên lý của phương pháp này là làm sạch hầu như toàn bộ hệ tiêu hóa của hầu mà bên trong thường chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, loài có thể gây ra những bệnh như viêm dạ dày, nhiễm trùng mà triệu trứng là đau bụng dữ dội, nôn mửa và ỉa chảy. Mỗi năm ở Hoa Kỳ, có trên 40.000 trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus nguyên nhân là do ăn sản phẩm hải sản, đặc biệt là hầu sống, kết quả thống kê của Trung tâm quản lý và phòng trừ dịch bệnh (CDC).

"Loài vi khuẩn này là một mối quan tâm lớn về vấn đề an toàn thực phẩm" Yi-Cheng Su – Giáo sư chuyên về vi sinh vật và an toàn hải sản tại Đại học bang Origon cho biết. “Việc nấu chín hầu là cách đơn giản nhất để tiêu diệt chúng, nhưng nhiều người muốn ăn nhuyễn thể sống mà không quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hầu là loại mang lại gía trị cao trong ngành công nghiệp hải sản”

Để chế biến hầu an toàn hơn có nhiều cách như cấp đông, xử lý nhiệt và tạo áp suất lên chúng. Cũng có thể đặt chúng vào trong thùng chứa nước biển sạch trong điều kiện nhiệt độ phòng.  Phương pháp thứ hai có thể coi như là cách lọc trong, nhuyễn thể sẽ lọc nước biển sạch thông qua hệ tiêu hóa của chúng và sẽ bài tiết hầu hết các vi khuẩn ra ngoài. Nước bẩn sau đó sé được lọc và khử trùng bằng tia cực tím.

Tuy nhiên phương pháp lọc trong ở điều kiện nhiệt độ ngoài trời sẽ có ít tác dụng, các chuyên gia cho biết. Hơn 10% các vi khuẩn Vibrio vẫn tồn tại sau 2 ngày của quá trình lọc trong.

Các phương pháp như tạo áp suất, đông lạnh, xử lý nhiệt có thể tiêu diệt tất cả các vi khuẩn này, tuy nhiên chúng cũng tiêu diệt luôn nhuyễn thể. Thêm vào đó, đông lạnh và xử lý nhiệt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị, cấu trúc, thời gian sử dụng và giá trị.

Để tìm ra phương pháp thay thế tốt hơn, Su và những đồng nghiệp cải tiến phương pháp lọc trong, bằng cách này, hạ nhiệt độ nước xuống khoảng 45 – 55oF và tiệt trùng bằng tia cực tím.

Phương pháp này đã loại trừ 99,9% vi khuẩn sau 4-5 ngày. Những con hầu vẫn còn sống trong thời gian lọc trong và không bị thay đổi về chất lượng. SU cũng cho biết thêm, phương pháp này mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

"Việc điều khiển nhiệt độ trong quá trình lọc trong sử dụng ít điện hơn so với phương pháp khác có sử dụng tủ đông, máy xử lý nhiệt, và máy tạo áp xuất”, ông cho biết. "Hệ thống lọc trong được chế tạo với chi phí tương đối rẻ gồm một vài bể chứa, máy bơm nước, máy chiếu tia cực tím, và dụng cụ điều khiển nhiệt độ"
Những con hầu vẫn cần được đặt ở nhiệt độ thấp sau quá trình lọc trong bởi vì nhiệt độ môi trường mà ấm sẽ tạo điều kiện tái phát sinh vi khuẩn nhanh chóng.

Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu những cách làm tăng quá trình lọc trong ở nhiệt độ thấp bằng cách bổ sung thêm những chất kháng khuẩn vào trong bể nước biển.

Theo thống kê của Dịch vụ Khuyến nông OSU, giá trị hầu nuôi trồng ở Origon đạt 3 triệu USD năm 2011.

Theo Fis.com
Đăng ngày 08/03/2013
Tepbac.com dịch
Chế biến

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 22:02 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 22:02 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:02 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 22:02 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 22:02 06/05/2024