Theo các nhà cổ sinh vật học, loài sinh vật kỳ lạ này có thể giúp truy ra nguồn gốc của nhiều loài vật hiện đại như rết, cua và côn trùng.
Các nhà khoa học tại Đại học Toronto và Bảo tàng Hoàng gia Ontario đã đặt tên cho sinh vật họ phát hiện là Tokummia katalepsis, Daily Mail đưa tin.
Hóa thạch Tokkumia được phát hiện trong lớp trầm tích 507 triệu năm tuổi gần Marble Canyon ở công viên quốc gia Kootenay, British Columbia, Canada.
Theo nhóm nghiên cứu, Tokkumia là một ví dụ được bảo tồn tốt đặc biệt của loài động vật chân khớp.
Hóa thạch Tokkumia được phát hiện trong lớp trầm tích 507 triệu năm tuổi gần Marble Canyon ở công viên quốc gia Kootenay
Động vật chân khớp là nhóm động vật không xương sống, với nhiều chi phân ra từng khúc và lớp vỏ cứng bên ngoài, bắt đầu sự sống từ thời Cambri, khoảng 541 đến 485 triệu năm trước.
Tokummia là ví dụ chi tiết đầu tiên về giải phẫu học của Mandibulates, một nhóm nhỏ thuộc động vật chân khớp.
Cédric Aria, tác giả chính của nghiên cứu, nói: "Mặc cho sự đa dạng khổng lồ của nhóm Mandibulates ngày nay, nguồn gốc của chúng phần lớn vẫn là một bí ẩn”.
Điều đặc biệt là Tokkumia có 50 chân và hai càng - được sử dụng để tóm, nghiền nát và cắt con mồi
Điều đặc biệt là Tokkumia có 50 chân và hai càng - được sử dụng để tóm, nghiền nát và cắt con mồi. Theo các nhà nghiên cứu, hai càng của Tokkumia cũng hoàn toàn có thể mở nắp lon nước thời hiện đại.
Tokummia sống trong vùng biển nhiệt đới và là một trong số những loài ăn thịt thời Cambri lớn nhất, dài hơn 10 cm khi trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu tin rằng hai chân sau rất khỏe của Tokummia cũng giúp nó sống dưới đáy biển giống tôm hùm hay tôm càng nhỏ ngày nay.