Hoạ xâm lăng từ... cá lau kính

Một loài cá ngoại lai đang gây hại không chỉ cho nghề nuôi cá ở Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh… mà mới đây các nhà khoa học còn phát hiện dấu hiệu xâm lấn của nó cùng 11 loài ngoại lai khác tới nhiều loài động thực vật bản địa, dẫn tới nguy cơ phá vỡ đa dạng sinh học ở khu Bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai – vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

cá lau kính
“Biên độ sinh thái rộng và khả năng sống mạnh mẽ giúp cá lau kính trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng”. Ảnh: Thanh Trước

“Lau” tuốt chứ không chỉ kính

TS Trần Triết, giám đốc trung tâm Nghiên cứu đất ngập nước, nguyên trưởng bộ môn sinh thái học và sinh học tiến hoá, đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết, cá lau kính có tên tiếng Anh là “suckermouth catfish”, giới buôn bán cá cảnh gọi chúng là “pleco” xuất phát từ tên khoa học Hypostomus plecostomus. Thức ăn chính của cá lau kính là rong, rêu, tảo bám trên nền đáy hoặc bề mặt thực vật. Ở môi trường mới, một số loài cá lau kính có thể đạt đến kích thước 70cm trong khi ở nguyên quán kích cỡ lớn nhất của chúng chỉ khoảng 30cm. Đây là một loài cá cảnh rất thường gặp ở nhiều nơi trên thế giới, thông qua con đường nhân giống và buôn bán mà chúng thoát ra môi trường tự nhiên và được xem là loài xâm hại ở một số quốc gia. Cụ thể ở Mỹ, chúng đã xâm nhập nhiều tiểu bang, trong đó Florida, Texas và đặc biệt bang Hawaii đã xem cá lau kính là loài ngoại lai xâm hại. Singapore cũng báo cáo cá lau kính đã xuất hiện trong các vực nước tự nhiên...

Theo số liệu của cục Tài nguyên sinh học Mỹ, cá lau kính có biên độ sinh thái rất rộng đối với nhiều yếu tố môi trường. Chúng sinh sống ở nơi nước tĩnh và cả ở các suối có nước chảy nhanh. Chúng có mặt ở các ao cạn và cả ở hồ sâu, chủ yếu phân bố trong vùng nước ngọt nhưng sống được trong vùng nước lợ cửa sông. Chúng có thể chịu đựng được tình trạng nước bị nhiễm bẩn cao có hàm lượng oxy hoà tan thấp và ở những vực nước tù đọng với nhiều khí sulfur hydro. Là một loài nhiệt đới nhưng chúng cũng xuất hiện ở những nơi có nhiệt độ khá lạnh trong mùa đông. Một số quan sát ghi nhận cá lau kính có thể di chuyển trên cạn ở một khoảng cách nhất định để chuyển từ vực nước này sang vực nước khác. TS Triết nhận định: “Biên độ sinh thái rộng và khả năng sống mạnh mẽ đã giúp chúng trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng. Ở nước ta, đặc biệt lo ngại là việc cá lau kính sẽ phát triển với mật độ cao trong các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, chắc chắn dẫn đến nhiều xáo trộn trong hệ sinh thái thuỷ vực thông qua việc mất cân bằng trong chuỗi thức ăn cũng như sự cạnh tranh trực tiếp đối với các loài cá bản địa có cùng tập tính. Hậu quả cuối cùng có thể là việc giảm thiểu đa dạng sinh học”.

Theo cục Tài nguyên sinh học Mỹ, một khi cá lau kính đã xâm lấn với mật độ cao thì việc kiểm soát chúng rất khó khăn. Ở Hawaii đã thử nghiệm nhiều biện pháp, kể cả dùng sốc điện, nhưng không thành công. “Việc kiểm soát cá lau kính có thể được thực hiện ở các ao nuôi qua việc tát cạn và làm vệ sinh ao, tuy nhiên phương pháp này khó áp dụng ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Một nghiên cứu của đại học Londrina, Brazil gợi ý sử dụng tác nhân sinh học để kiểm soát nhưng việc sử dụng các tác nhân sinh học đòi hỏi một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và tốn kém để bảo đảm độ an toàn… Trong khi chờ đợi một biện pháp kiểm soát triệt để, người dân ở các nơi phát hiện thấy cá lau kính nên loại chúng ra khỏi các vực nước càng nhiều càng tốt”, TS Triết lưu ý.


Các nhà khoa học khuyến khích người dân nếu phát hiện thấy cá lau kính nên loại chúng ra khỏi các vực nước.

Bài học đã có ở láng giềng

Theo ThS Trần Minh Trí, giảng viên khoa kinh tế đại học Nông lâm TP.HCM, ở nhiều nơi trên thế giới, sự phát triển đàn của cá lau kính đã trở thành vấn nạn đối với hệ sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản. Trang web của ngân hàng Phát triển châu Á cho biết, đến cuối thập kỷ 1990, sông Marikina của Philippines có nguồn lợi cá rất dồi dào với một số loài như: cá rô phi (tilapia), cá chép (carp), cá trê (catfish)... nên là nguồn sinh kế của nhiều hộ dân dọc bờ sông, nhưng vài năm sau đó cá lau kính xuất hiện và nguồn cá tự nhiên trên dòng sông này giảm một cách đáng kể. Theo ước lượng năm 2005, tỷ lệ cá lau kính trên các loài cá khác ở dòng sông này là 10:1. Nguyên nhân của sự thay đổi này là sự phát triển đàn rất nhanh của cá lau kính và tính phàm ăn của chúng. Dù không trực tiếp tấn công các loại cá khác, nhưng cá lau kính đã giành hết thức ăn và ăn cả trứng những loài cá khác khiến một số loài cá gần như tuyệt chủng.

Không chỉ tạo ra sự mất cân bằng cho động vật trên sông, tính phàm ăn của cá lau kính còn huỷ diệt các loài thực vật dưới nước. Và cuối cùng, hang của chúng gây sạt lở và xói mòn dọc bờ sông... “Bài học từ Philippines cho thấy phần nào tác hại của sự bùng nổ cá lau kính. Tôi đề nghị các nhà khoa học chuyên ngành thuỷ sản nên có những nghiên cứu đầy đủ hơn về đặc điểm, lợi ích và đặc biệt là tác hại của cá lau kính để phổ biến rộng rãi cho người dân sớm biết”, ThS Trí nói.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 06/11/2013
Đăng ngày 06/11/2013
Tuấn Sơn – Lê Trung
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 13:17 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 13:17 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:17 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:17 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:17 20/04/2024