Hoàn thiện công nghệ ươm và nuôi thương phẩm cá chình hoa theo hướng công nghiệp

Nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III do ThS. Hoàng Văn Duật dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công nghệ ươm giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata) theo hình thức công nghiệp”.

Hoàn thiện công nghệ ươm và nuôi thương phẩm cá chình hoa theo hướng công nghiệp
Cá chình. Ảnh minh họa

Cá chình có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi cá chình ngày càng gặp nhiều khó khăn vì nguồn cá chình giống tự nhiên ngày một cạn kiệt. Do đặc điểm sinh sản đặc biệt của cá chình nên hiện chưa có nơi nào trên thế giới sản xuất thành công giống cá chình nhân tạo đáp ứng nhu cầu nuôi thương mại. Hầu hết nguồn giống hiện tại đều dựa vào đánh bắt tự nhiên với số lượng hạn chế nên sản lượng cá chình nuôi trên thế giới ngày càng giảm sút.

Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để trở thành một trong những nước có sản lượng cá chình hàng đầu thế giới, nhờ có điều kiện khí hậu và nguồn nước rất thuận lợi, có nguồn giống ở các tỉnh miền Trung với sản lượng trên 10 triệu con/năm. Nếu sử dụng nguồn lợi này để nuôi thương phẩm thì sản lượng có thể đạt tới 8.000 - 10.000 tấn/năm. Tuy nhiên, công nghệ nuôi cá chình còn lạc hậu, sử dụng thức ăn là cá tạp, môi trường và dịch bệnh đều khó kiểm soát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên năng suất và hiệu quả thấp.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III do ThS. Hoàng Văn Duật dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công nghệ ươm giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata) theo hình thức công nghiệp” nhằm mục tiêu hoàn thiện quy trình công nghệ ươm giống và nuôi thương phẩm cá chình theo hình thức công nghiệp đạt năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đề tài đã thu được một số kết quả nhất định trong việc giải quyết kỹ thuật ươm cá chình bột trắng lên thành cá giống, chủ động tạo ra một số lượng cá giống cung cấp cho thị trường, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của nghề nuôi cá chình.

Mô hình ươm giống với quy mô gia đình sẽ được áp dụng tại các trang trại ươm giống ở các tỉnh có nguồn cá chình bột trắng phong phú là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các tỉnh có nhu cầu lớn tiêu thụ cá giống là Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Mô hình nuôi quy mô công nghiệp hiện đại trong nhà xưởng với hệ thống lọc sinh học tuần hoàn đòi hỏi phải đầu tư lớn, yêu cầu trình độ kỹ thuật vận hành cao sẽ được chuyển giao cho một số công ty nuôi thủy sản áp dụng.

Kết quả của dự án mở ra khả năng cung cấp số lượng lớn cá giống chất lượng cao cho nuôi thương phẩm, giúp nghề nuôi cá chình tận dụng tối đa nguồn lợi giống khai thác từ tự nhiên.

Công nghệ mới với hệ thống nuôi tuần hoàn, năng suất cao, bổ sung oxy nguyên chất, sử dụng thức ăn công nghiệp, kiểm soát môi trường và dịch bệnh, sẽ làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư, mở ra hướng mới góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá chình theo hướng công nghiệp, hiện đại.

Theo Khoa Học Phổ Thông
Đăng ngày 25/03/2017
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 21:31 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 21:31 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 21:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:31 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 21:31 25/11/2024
Some text some message..