Hoằng Hóa nhiều nông dân giàu lên từ nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Hoằng Hóa nhiều nông dân giàu lên từ nuôi trồng thủy sản
Trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản của gia đình anh Nguyễn Văn Thuật, ở thôn Sao Vàng, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) cho doanh thu cao.

Xã Hoằng Phụ là một trong những địa phương có diện tích NTTS lớn của huyện Hoằng Hóa, những năm qua địa phương đã chú trọng tập trung khai thác lợi thế này để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Ông Trương Văn Độ, chủ tịch hội nông dân xã, cho biết: Những năm trước đây, nhận thấy trên địa bàn xã có nhiều diện tích đất nông nghiệp vùng trũng chỉ cấy được một vụ lúa, năng suất thấp, UBND xã đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chuyển đổi toàn bộ số diện tích này sang NTTS kết hợp chăn nuôi. Để tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất, xã đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cơ sở hạ tầng để NTTS, áp dụng khoa học – kỹ thuật; tăng cường công tác khuyến ngư, thành lập các HTX, tổ đội, phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn đào tạo nghề NTTS theo hướng hàng hóa cho các hộ nuôi. Ngoài ra, địa phương cũng đã định hướng quy hoạch vùng nuôi cho những hộ dân tập trung vào các con nuôi đặc sản, như: Nước mặn nuôi tôm sú, cua, rau câu, tôm thẻ chân trắng; nước ngọt thì nuôi các loại cá trắm, chép, diêu hồng, quả, hồng Mỹ... Hiện nay, toàn xã có 100 ha NTTS nước ngọt và nước lợ với gần 230 hộ nuôi. Bình quân mỗi năm nghề NTTS của xã đạt giá trị trên 210 tỷ đồng.

Gia đình anh Nguyễn Văn Thuật, ở thôn Sao Vàng là hộ nông dân điển hình chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang đào ao, thả cá, quy hoạch vùng NTTS tập trung với diện tích 1 ha nuôi công nghiệp và nuôi thâm canh. Trung bình mỗi năm, trang trại của gia đình anh cho tổng thu nhập gần 800 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 5 lao động với mức thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoằng Hóa, cho biết: Hiện nay, huyện có tổng diện tích NTTS là 2.994,2 ha, tập trung tại các xã Hoằng Đạt, Hoằng Phụ, Hoằng Châu, Hoằng Phong... với 3.887 hộ nuôi. Ngoài ra, nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đang khẳng định về hiệu quả kinh tế nên từ 72 ha năm 2017, tăng lên trên 104 ha năm 2018; sản lượng từ 1.200 tấn năm 2017, lên 1.880 tấn năm 2018. Cùng với đó, huyện tiếp tục chỉ đạo 2 mô hình nuôi tôm thẻ công nghệ cao trong nhà kính ở xã Hoằng Hà, Hoằng Phụ và nuôi tôm thẻ công nghệ cao trong bể xây xi măng có mái che kín tại xã Hoằng Lưu với diện tích 2.500m2, bước đầu đã mang lại kết quả khả quan.

Để khuyến khích người dân đầu tư NTTS, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai tốt công tác quản lý chất lượng giống, cải tạo, vệ sinh ao đầm; quản lý mùa vụ nuôi, đối tượng nuôi, phương thức nuôi cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất thông qua các chương trình, dự án. Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư qua việc tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật NTTS, xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với điều kiện từng vùng và có khả năng nhân rộng cao. Ngoài ra, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, hội nông dân đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đưa 100% diện tích NTTS các xã vùng triều trên địa bàn vào nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua là đối tượng nuôi chính... Năm 2018, sản lượng NTTS trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đạt 6.200 tấn, trong đó tôm sú đạt gần 2.042 tấn, tôm thẻ chân trắng trên 147 tấn... Nhờ đó, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống.

Để nghề NTTS phát triển mạnh và bền vững, thời gian tới huyện Hoằng Hóa tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra. Trong đó, chú trọng phối hợp với các ngành chức năng triển khai tốt công tác quản lý chất lượng giống, cải tạo, vệ sinh ao đầm; tăng cường công tác chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư qua việc tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật NTTS, xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với điều kiện từng vùng và có khả năng nhân rộng cao; có chính sách cho thuê đất để các hộ yên tâm sản xuất; tạo điều kiện để các hộ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, dài hạn... nhằm góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 26/03/2019
Tiến Đông
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 19:14 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 19:14 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 19:14 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 19:14 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 19:14 28/01/2025
Some text some message..