Hối hả chằng neo bè tránh bão vì cả ngàn tỉ đồng đang dưới nước

Hàng trăm hộ nuôi hải sản thị xã Sông Cầu, Phú Yên đang ra sức chằng neo lồng bè và cam kết vào bờ tránh bão trước khả năng bão số 9 có thể đổ vào vùng biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

chằng neo lồng bè
Các bè nuôi hải sản trong vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên đang khẩn trương chằng chống bão. Ảnh: Duy Thanh.

Chiều 26-10, ông Nguyễn Thanh Minh (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An) tất bật cùng người nhà tập trung khoan lỗ, vặn thêm ốc vít, dùng dây chão nilông chằng cột bè nuôi tôm hùm trong vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu.

Cả ngàn tỉ đồng dưới nước

"Nghe đài báo thông tin về bão số 9 mà hãi quá. Bão quá lớn nên chúng tôi rất lo lắng bởi lồng tôm nào cũng trị giá hàng tỉ đồng, không chằng neo chặt là mất sạch. Cố gắng gia cố bè cho chắc rồi vào bờ tránh bão, chứ không dám ở lại trên bè đâu. Người còn của còn, chứ ham giữ của mà không còn người thì giữ làm chi" - ông Minh nói.

Đi thuyền một vòng trên vịnh, đâu đâu cũng gặp không khí khẩn trương, đôn đáo gia cố lồng bè nuôi hải sản của hàng trăm người dân.

Ông Lê Văn Tâm (xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu) cho biết gia đình nuôi 75.000 con tôm hùm và một số bè cá nên từ sáng sớm đã huy động nhiều người chằng lại lồng bè, nhấn sâu lồng nuôi tôm hùm xuống đáy vịnh và phủ lưới lên trên các lồng hở để cá khỏi trôi ra ngoài.

"Năm 2017, 10.000 lồng tôm hùm ở vịnh Xuân Đài bị bão làm thiệt hại nặng nề nên giờ nghe có áp thấp nhiệt đới hay bão là phải gia cố cho chắc chắn" - ông Tâm nói

Theo UBND thị xã Sông Cầu, cả thị xã có 1.800 bè với gần 60.000 lồng nuôi hải sản thì tại vịnh Xuân Đài đã có 1.351 bè với khoảng 45.000 lồng.

"Tính giá trị hải sản nuôi của dân trong vịnh Xuân Đài đã hơn 1.000 tỉ đồng" - ông Phan Trần Vạn Huy, chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, cho hay.


Cột chằng lồng bè cho chắc chắn - Ảnh: Duy Thanh.

Phải đưa dân vào bờ trước 18h ngày 27-10

Theo ông Huy, vì giá trị tài sản lớn như vậy nên trước nay tâm lý không ít người nuôi muốn "bám trụ" trên bè để giữ tài sản dù sóng gió lớn.

"Chúng tôi đã thông báo yêu cầu người dân trong hai ngày 26 và 27-10 tập trung gia cố lồng bè, sau đó phải vào bờ trú bão an toàn. Huyện cũng đã có phương án cưỡng chế đưa những người cố tình bám trụ trên bè nếu có" - ông Huy nói.

Chỉ đạo tại cuộc họp ứng phó với bão số 9 sáng 26-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa là nơi có nhiều người chết trong bão số 12 cuối năm 2017 do chủ nuôi hải sản buộc người làm công ở lại giữ bè.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương không được để ai ở trên lồng bè, tàu thuyền khi bão vào. Những người cố tình buộc nhân công ở lại giữ bè khi có bão gây hậu quả nghiêm trọng phải bị xử lý hình sự.

Kiểm tra công tác ứng phó bão số 9 tại thị xã Sông Cầu chiều 26-10, ông Phạm Đại Dương - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - cho biết cơ bản tàu thuyền của tỉnh đã nhận được thông tin và đang trên đường vào bờ hoặc tìm nơi tránh bão số 9 an toàn.

"Chúng tôi cũng chỉ đạo các địa phương chủ động sơ tán dân vùng xung yếu, mất an toàn, nguy cơ ngập lụt; tuyệt đối không để người dân ở lại lồng bè nuôi trồng hải sản, vùng ven biển, cửa sông. Những việc này phải hoàn thành trước 18h chiều 27-10" - ông Dương nói.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 27/10/2020
Duy Thanh
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:36 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:36 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:36 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:36 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:36 19/04/2024