Hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Ngày 09/6/2015, Tại Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị giao ban “tình hình triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ 5 tháng đầu năm và bàn giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2015 các tỉnh ven biển phía Nam”. Tới dự hội nghị có đại diện các cơ quan quản lý thủy sản, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư các tỉnh ven biển phía Nam, đại diện các hội, hiệp hội nuôi tôm, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí. Ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Trần Đình Luân – Phó Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng chủ trì Hội nghị.

hội nghị giao ban

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong 5 tháng đầu năm 2015, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt trong các tháng 4 và 5, nền nhiệt độ trong ngày tăng cao, mưa dông xuất hiện nhiều làm môi trường nuôi biến động, bên cạnh đó xâm nhập mặn đã lan rộng vào các kênh rạch nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên tôm nuôi phát triển như : đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng… Mặt khác giá tôm nguyên liệu giảm mạnh so với năm 2014 gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Với những yếu tố bất lợi đó, tiến độ triển khai vụ nuôi tôm trong  tháng đầu năm chậm hơn so với kế hoạch, không đạt được các chỉ tiêu đề ra cả về diện tích lẫn sản lượng.

The ước tính, đến hết tháng 5/2015, toàn vùng đã thả nuôi 538.190ha (bằng 98,1% so với cùng kỳ), trong đó, tôm sú đạt 509.601ha, tôm thẻ chân trắng là 28.589ha. Sản lượng thu hoạch đạt 152.722 tấn (bằng 92,6% so với cùng kỳ), trong đó, tôm sú đạt 99.341 tấn, tôm chân trắng là 53.381 tấn.

Trong 5 tháng đầu năm, đã có sự chuyển dịch về cơ cấu đối tượng nuôi giữa tôm sú và tôm chân trắng, trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú tăng ở các loại hình nuôi quảng canh cải tiến và nuôi kết hợp, diện tích thả nuôi tôm chân trắng giảm.

Theo Cục Thú y, trong 5 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại là 12.070,03ha (bằng 0,54% lần so với cùng kỳ năm 2014), trong đó diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh thiệt hại là 8.134,87ha, còn lại là diện tích nuôi quản canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa. Trong các loại bệnh thì bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp chiếm tỷ lệ cao, ngoài ra còn các bệnh khác như đỏ thân, phân trắng, đường ruột, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, do môi trường thời tiết… Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài; người nuôi chưa tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật, xả thải không qua xử lý gây phát tán mầm bệnh; một số nơi tôm giống chưa đảm bảo chất lượng, còn mang mầm bệnh gây phát tán, lây lan; Tại một số địa phương, công tác thú y thủy sản còn hạn chế, chưa được đầu tư thích đáng và triển khai chưa quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh…

Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, sở dĩ diện tích thả nuôi hiện nay thấp và chưa đạt là do người dân còn thận trọng do giá tôm thương phẩm trên thị trường thấp, thiếu thông tin về thị trường trong khi giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng trong thời gian qua.

Các đại biểu dự Hội nghị đã có nhiều ý kiến kiến nghị với các cấp các ngành tập trung chỉ đạo trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi như cấp thoát nước, điện…; tăng cường quản lý chất lượng con giống và các yếu tố đầu vào cho nuôi; liên kết chuỗi trong nuôi để tránh rủi ro cho người dân; quan trắc và cảnh báo môi trường và có thông tin cụ thể, kịp thời cho người nuôi.

Kết luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền đánh giá cao nỗ lực của các địa phương trong việc chỉ đạo sản xuất tôm nước lợ, mặc dù trong 5 tháng đầu năm 2015, có nhiều yếu tố bất lợi, các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch chưa đạt nhưng các địa phương đã quyết tâm bám sát, chỉ đạo trong thời gian còn lại của năm sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Để đạt được điều này, PTCT đã đề nghị Vụ Nuôi trồng thủy sản phối hợp với các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản tổ chức tập huấn và hướng với các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản tổ chức tập huấn và hướng dẫn các địa phương thực hiện việc quan trắc, cảnh báo môi trường, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường phục vụ nuôi đồng thời thông báo kịp thời kết quả quan trắc cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền cho người dân không lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm nhằm nâng cao chất lượng; đẩy mạnh việc hợp tác trong nuôi, giữa người nuôi với người nuôi, người nuôi với doanh nghiệp.  

Fistenet, 10/06/2015
Đăng ngày 10/06/2015
Văn Ninh
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 19:07 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 19:07 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 19:07 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 19:07 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 19:07 18/02/2025
Some text some message..