Hội thảo khoa học đánh giá kết quả điều tra nguồn lợi hải sản biển Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Ngày 23/9/2015, tại Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả điều tra nguồn lợi hải sản biển Việt Nam. Đây là nội dung thuộc tiểu dự án số 9 “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam” do Thạc sĩ Nguyễn Viết Nghĩa (Viện Nghiên cứu Hải sản) làm chủ nhiệm. Hội thảo đã thu hút đông đảo chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản tham dự. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn và Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản Nguyễn Quang Hùng chủ trì Hội thảo.

hội thảo nguồn lợi thủy sản

Theo báo cáo tại Hội thảo, kết quả điều tra nguồn lợi hải sản cho thấy, trữ lượng hải sản Việt Nam hiện có khoảng 4,6 triệu tấn (nghiên cứu giai đoạn 2010-2015) với 911 loài, bao gồm 351 loài cá đáy, 244 loài cá rạn, 156 loài cá nổi, 12 loài cá nổi biển sâu, 84 loài giáp xác, 38 loài động vật chân đầu, 26 loài khác. Trong đó, vùng biển Vịnh Bắc Bộ 430 loài, Trung Bộ 457 loài, Đông Nam Bộ 619 loài, Tây Nam Bộ 327 loài, giữa biển Đông 124 loài.

Trữ lượng nguồn lợi hải sản vùng biển Vịnh Bắc Bộ chiếm 17%, Trung Bộ chiếm 20%, Đông Nam Bộ chiếm 26%, Tây Nam Bộ chiếm 13%, giữa biển đông chiếm 24%. Phân theo vùng, trữ lượng vùng bờ chiếm 12%, vùng lộng 19% và vùng khơi 69%. Theo nhóm loài, trữ lượng cá nổi lớn chiếm 23%, cá nổi nhỏ 61%, hải sản tầng đáy 15%, giáp xác 0,9%, cá rạn san hô chiếm 0,1%.

Các loài chiếm ưu thế ở vịnh Bắc Bộ là cá nục sồ, sòng nhật, bánh đường, mối thường, sơn phát sáng, mực ống trung hoa; vùng Trung Bộ là cá nục sồ, hố, úc, sơn phát sáng, bánh đường; vùng Đông Nam Bộ là cá mối hoa, mối vạch, trác ngắn, phèn khoai, nục sồ, mối thường, ngát, ngao, sạo, lượng nhật, bạc má, mực ống, mực nang; vùng Tây Nam Bộ là cá bạc má, ba thú, sục, cơm, nóc, liệt, đù đầu to, phèn khoai, mực nang, mực ống; vùng giữa biển đông có cá ngừ vằn, vền, ngừ chù, thu ngàng, ngừ vây vàng, ngừ mắt to, ngừ bờ, nục heo.

Theo đánh giá của Nhóm điều tra, nguồn lợi hải sản tầng đáy có chiều hướng giảm sút khá lớn so với giai đoạn 2000-2005, cá nổi nhỏ giảm không đáng kể, cá nổi lớn có xu thế biến động theo chu kỳ Elnino, Lanina. Hầu hết các vùng biển đang duy trì áp lực khai thác tương đối cao, đặc biệt là vùng Vịnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Vùng phân bổ tập trung bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên gồm 4 khu vực chính: ven bờ Quảng Ninh- Nam Định; ven bờ Thanh Hóa- Hà Tĩnh, ven bờ Vũng Tàu- Bạc Liêu; Vùng biển Cà Mau- Kiên Giang. Mùa vụ sinh sản của các loài hải sản ở vùng biển thường vào tháng 3-5 (mùa sinh sản chính) và tháng 7-9 (mùa sinh sản phụ).

Với kết quả điều tra trên, Viện Nghiên cứu hải sản đề nghị Bộ Nông nghiệp sớm xem xét công bố kết quả điều tra nguồn lợi để áp dụng vào thực tiễn quản lý và sản xuất của ngành thủy sản. Đồng thời tiếp tục điều tra để đánh giá biến động nguồn lợi, làm cơ sở cho việc quản lý nguồn lợi, nghề cá theo hướng bền vững.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng báo cáo nguồn lợi nên bổ sung số liệu từng địa phương, chú trọng vào đánh giá ngư trường, mật độ nguồn lợi, mùa vụ khai thác để phục vụ sản xuất trên biển của từng địa phương. Các kết quả điều tra nên có đề xuất liên quan đến quản lý nghề cá, nên đánh giá biến động nguồn lợi theo thời gian. Đồng thời, các đại biểu cũng tập trung vào thảo luận các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong điều tra nguồn lợi hải sản. Theo đó, nên sử dụng mạng lưới địa phương trong việc thu thập số liệu, thông tin để có được nguồn dữ liệu lâu dài, bền vững…

Bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái chiều về độ tin cậy của con số điều tra. Một chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản cho rằng, con số trong báo cáo “vênh” quá nhiều so với con số được Tổng cục Thống kê đưa ra là 2,4-2,6 triệu tấn. Lý giải về điều này, đại diện nhóm điều tra cho rằng điều tra nguồn lợi hải sản mang tính chất biến động và đặc thù hơn so với các loại nguồn lợi khác. Mặt khác, khi báo cáo về sản lượng khai thác, nhiều địa phương đã “điều chỉnh” con số, hoặc sử dụng phương pháp quy đổi riêng. Tuy nhiên, điều quan trọng là có thể chứng minh được phương pháp điều tra hợp lý và phù hợp với xu hướng sử dụng của thế giới hiện nay.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn đã ghi nhận kết quả điều tra bước đầu đã đạt được những giá trị nhất định và trả lời được một số câu hỏi đặt ra đối với tình hình sản xuất trên biển hiện nay. Tuy nhiên, báo cáo này cần phải đưa ra được giải pháp đối với quản lý, đồng thời phải chứng minh được số liệu đưa ra là đáng tin cậy, giải thích và so sánh với số liệu điều tra trong giai đoạn trước đây, đối chiếu với khai thác hiện tại, đề xuất nghề nào nên tăng, nên giảm và nên bảo vệ nghề nào, ngư trường nào, giải pháp khắc phục ra sao… Phó Tổng cục trưởng yêu cầu các nhóm điều tra cần tổ chức thêm các hội thảo nhóm, chuyên đề chuyên sâu nhằm thống nhất về số liệu, phương pháp và điều chỉnh nội dung báo cáo theo hướng đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo này. Kết quả điều tra sẽ được trình Bộ Nông nghiệp thông qua và công bố vào tháng 11/2015.

Vasep, 25/09/2015
Đăng ngày 26/09/2015
Thu Hiền
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 15:16 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 15:16 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 15:16 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 15:16 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 15:16 19/12/2024
Some text some message..