Hơn 2.200 ô bè sẽ bị tháo dỡ

Ban quản lý Dự án các công trình Giao thông và Thủy lợi vừa phối hợp với các cơ quan chức năng của TP. Nha Trang và UBND các xã, phường: Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Thái, Phước Đồng tiến hành kiểm kê các ô bè nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi công trường Dự án chỉnh trị hạ lưu sông Tắc - sông Quán Trường (Báo Khánh Hòa ngày 11-4 đã có bài phản ánh).

nuoi vem tren song
Người dân nuôi vẹm trên sông Quán Trường

Qua kiểm tra cho thấy, khu vực nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là vẹm) trái phép trên sông Quán Trường kéo dài khoảng 2,5km, từ cầu Bình Tân đến cầu vượt sông của đường Nha Trang - Diên Khánh. Trong khu vực này, đoạn từ cống tiêu X15 (ranh giới phường Phước Hải và Phước Long) đến cầu Bình Tân, phía bờ tả có 950 ô bè, phía bờ hữu có 450 ô bè; đoạn từ cống tiêu X15 đến đường Phong Châu, phía bờ tả có 396 ô bè, phía bờ hữu có 353 ô bè. Ngoài ra, từ đường Phong Châu đến cầu vượt sông đường Nha Trang - Diên Khánh có 56 ô bè.

Ông Lê Thành Trực, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án các công trình Giao thông và Thủy lợi cho biết, sau khi nhận mặt bằng từ UBND TP. Nha Trang, đơn vị đã bàn giao cho các đơn vị thi công tiến hành nạo vét. Tuy vậy, do công tác quản lý của các đơn vị thi công chưa chặt chẽ nên người dân từ nhiều địa phương đã lấn chiếm mặt nước để nuôi vẹm. Bè tre được người dân làm trên bờ, sau đó lợi dụng lúc đêm tối thả bè xuống sông. Phía chủ đầu tư đã phát hiện sự việc từ cuối năm 2015 và báo cáo, đề nghị chính quyền các địa phương cùng tìm cách giải quyết. Thế nhưng, do khó khăn về địa hình, phương tiện nên việc giải quyết, kê khai, kiểm đếm không thuận lợi, số lượng ô bè ngày càng phát triển. “Chúng tôi đã nhiều lần đến kiểm tra nhưng không gặp người nuôi trồng, nếu có thì cũng chỉ gặp những người tự nhận làm thuê. Nhiều chủ bè chỉ có mặt mỗi khi thu hoạch vẹm. Chúng tôi đã nhiều lần khuyến cáo người dân về việc dừng đầu tư ô bè để tránh thiệt hại nhưng họ không hợp tác”, ông Trực giải thích.

Theo lãnh đạo UBND TP. Nha Trang, Dự án chỉnh trị hạ lưu sông Tắc - sông Quán Trường đang trong giai đoạn hoàn thiện công tác đắp đê tả, triển khai cống tiêu và nạo vét lòng sông đoạn từ cầu đường sắt đến cầu Bình Tân theo hồ sơ thiết kế. Việc người dân đến tái lập các đìa, làm bè nuôi vẹm không chỉ ngăn cản dòng chảy, ảnh hưởng vệ sinh môi trường mà còn gây mất an toàn thi công. Hiện nay, tình hình đang diễn biến phức tạp vì hầu hết các đối tượng đang nuôi vẹm trên sông là người địa phương khác, có dấu hiệu kích động, nhiều lần đe dọa công nhân công trường, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Ngoài một số ít trường hợp là người dân địa phương đã cam kết tháo gỡ bè, hầu hết các trường hợp còn lại không chấp hành.

UBND thành phố đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời yêu cầu Đài Truyền thanh Nha Trang, UBND các xã, phường thông báo để người dân tự tháo dỡ bè lấn chiếm trước ngày 15-4. Nếu sau thời gian trên các hộ không tự tháo dỡ thì các đơn vị liên quan sẽ phối hợp tháo dỡ.

Báo Khánh Hòa, 14/04/2016
Đăng ngày 15/04/2016
Lưu Khánh
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 11:07 17/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 14:34 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 14:34 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:34 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 14:34 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 14:34 17/06/2025
Some text some message..