Hơn 300 ha mặt nước ở Tuy Phước bị ngọt hóa, nhiễm phèn nặng: Người nuôi trồng thủy sản chờ giải pháp bền vững

Hơn 300 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) - chủ yếu là tôm, cá - tại thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa (Tuy Phước - Bình Định) bị nhiễm phèn nặng nên người NTTS tại đây thường xuyên rơi vào cảnh mất mùa, thua lỗ. Người dân địa phương đang mong các ngành chức năng tìm ra giải pháp bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định cuộc sống.

góc đìa nuôi tôm
Người NTTS tại khu vực Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam mong các ngành chức năng đưa ra giải pháp bền vững cho việc nuôi trồng nơi đây. Trong ảnh: Một góc đìa nuôi tôm tại khu vực Huỳnh Giản.

Người nuôi trồng thủy sản gặp khó

Những năm gần đây, hàng trăm hộ NTTS ở 2 thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam thường xuyên rơi vào cảnh thất bát, mất mùa vì nguồn nước phục vụ nuôi các loại thủy sản nước lợ như tôm, cua, cá… bị nhiễm phèn và ngọt hóa. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là bởi lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về khu vực này ngày một nhiều; khiến nước lợ tại khu vực thả nuôi thủy sản không đảm bảo độ mặn. Tôm, cua, cá bị nhiễm bệnh, chậm lớn, chết non, gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi.

Ông Minh - một hộ NTTS tại khu vực Huỳnh Giản - cho biết: Khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, hơn 300 ha NTTS nước lợ của các hộ dân ở thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngọt hóa nguồn nước nuôi trồng, khiến việc sản xuất, nuôi trồng bị thất bát, thua lỗ nặng. Đơn cử như vụ nuôi năm 2013, hầu hết các hộ NTTS đều bị mất mùa, nợ nần chồng chất, mất khả năng tái sản xuất. Vụ nuôi năm 2014, hiệu quả cũng không cao, có nhiều hộ thua lỗ.

Được biết, qua nhiều đợt tiếp xúc cử tri các cấp, người dân địa phương và cả đại diện UBND xã Phước Hòa liên tục kiến nghị UBND huyện Tuy Phước và các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra; tìm ra giải pháp bền vững để khắc phục hiệu quả tình trạng ngọt hóa nguồn nước phục vụ NTTS. Tuy nhiên, đến nay kiến nghị của người dân và chính quyền xã chưa được giải quyết dứt điểm.

Sớm đưa ra giải pháp bền vững

Liên quan việc này, theo UBND huyện Tuy Phước, thì vào đầu tháng 10.2015, các cơ quan của huyện Tuy Phước gồm Phòng NN&PTNT huyện, Trạm Thú y huyện và UBND xã Phước Hòa tổ chức họp bàn biện pháp hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con nhân dân xã Phước Hòa nâng cao hiệu quả NTTS, đặc biệt là tránh nhiễm dịch bệnh. Cuộc họp thống nhất đề xuất một số giải pháp NTTS nước lợ trên địa bàn xã Phước Hòa nói riêng, huyện Tuy Phước nói chung nhằm tránh thiệt hại trong vụ nuôi năm 2016.

Về vấn đề ngọt hóa vùng nuôi tôm tại xã Phước Hòa và Phước Thắng, UBND huyện Tuy Phước đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT chỉ đạo Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định tạm ngưng hoặc hạn chế xả nước ngọt vào đầm Thị Nại tại đập Văn Mối (xã Cát Chánh, huyện Phù Cát) và đập Nha Phu (xã Phước Hòa). Tới đây, UBND huyện giao Phòng NN&PTNT huyện tiếp tục làm việc với Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi 3 và 4, thuộc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, để có biện pháp điều tiết, hạn chế nước ngọt ở 2 đập Văn Mối và Nha Phu xả xuống hạ lưu vào những ngày các hộ NTTS nước lợ lấy nước vào ao nuôi nhằm đảm bảo độ mặn.

Về lâu dài, đối với vùng NTTS tại khu vực Huỳnh Giản, UBND huyện Tuy Phước giao Phòng NN&PTNT huyện tham mưu văn bản đề nghị UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh đầu tư hoàn thiện hệ thống đê bao khu vực Huỳnh Giản nhằm chủ động trong việc cấp, thoát nước, đảm bảo độ mặn cho vùng nuôi.

Hy vọng rằng, với sự tích cực vào cuộc của huyện Tuy Phước và các ngành chức năng của tỉnh, việc tìm ra giải pháp bền vững cho vùng NTTS tại khu vực Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam sẽ sớm có “đáp án” hiệu quả nhất, giúp người dân địa phương yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.

Báo Bình Định, 08/11/2015
Đăng ngày 11/11/2015
Công Luận
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:35 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:35 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:35 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:35 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:35 26/04/2024