Hơn 300 tỷ đồng và những cánh rừng ngã rạp dưới chân tôm

Khi mà chính quyền cấp trên vẫn không ngừng nỗ lực để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, thì chính quyền cơ sở lại có những quyết định có thể nói là làm cho thiên nhiên “nổi giận”. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến chuyện phá rừng ven biển để làm hồ nuôi tôm trên cát tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hơn 300 tỷ đồng và những cánh rừng ngã rạp dưới chân tôm
Khu vực nuôi tôm nằm lọt thỏm giữa rừng phòng hộ, cách mặt nước biển chưa đến 100m tại thôn 3 xã Vinh Mỹ, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An - Tư Hiền thuộc địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là nhằm ngăn chặn sự xói lở, bảo vệ bờ biển. Qua đó, bảo vệ trực tiếp khu dân cư tập trung của 5 xã vùng bãi ngang khó khăn ven biển, với khoảng 1.316 hộ dân/gần 5.753 nhân khẩu, hơn 450ha đất sản xuất lúa 2 vụ, 85 ha nuôi trồng thủy sản và 14ha đất rừng phòng hộ ven biển, giữ vững nguồn sinh kế giúp người dân yên tâm sinh sống sản xuất. Nhưng…

Đi dọc tuyến bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế không khó để nhận ra một thực trạng đáng báo động: những cánh rừng ven biển, thậm chí cả rừng phòng hộ đang suy giảm về diện tích theo tháng ngày; những đoạn bờ biển bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn; những khu nuôi trồng thủy hải sản ven biển, khu khai thác khoáng sản cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp cứ phình ra theo nhu cầu tịnh tiến cấp số nhân của xã hội...

Nuôi tôm trên cát là một mô hình sinh kế tốt, hiệu quả trong việc giúp người dân ven biển có công ăn việc làm, ổn định đời sống trong trường hợp làm đúng và trúng quy hoạch, kế hoạch. Tuy nhiên, khi phát triển nóng, ồ ạt, thậm chí phá vỡ quy hoạch để làm vùng nuôi tôm trên cát lại là vấn đề khác. Khi diện tích rừng ven biển, thậm chí cả rừng phòng hộ cứ suy giảm theo năm tháng, thay vào đó là những vuông tôm, những diện tích cát trắng xóa không một mầm cây; trong khi đó, nguồn nước từ các hồ nuôi tôm trả lại biển cả chưa chắc đã đảm bảo an toàn thì thử hỏi, mẹ thiên nhiên có “nổi giận” không? Có tàn phá đường bờ biển không? Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thực trạng phá rừng nuôi tôm cả đúng lẫn sai quy hoạch diễn ra nhiều nhất là trên địa bàn huyện Phú Lộc.


Ảnh 2: Một vùng cát trắng mênh mông sau khi diện tích rừng ven biển bị chặt phá nhằm làm hồ nuôi tôm tại thôn 1 xã Vinh Mỹ

Điển hình như, khoảng tháng 4/2018, hàng loạt cán bộ của của xã Vinh Mỹ và huyện Phú Lộc bị kỷ luật do liên quan đến việc phá rừng nuôi tôm trên cát. Báo Tiền Phong đưa tin: “xã Vinh Mỹ từng được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép chuyển đổi 19,5 ha đất, rừng ven biển sang nuôi tôm. Do quản lý lỏng lẻo, tắc trách, chính quyền xã để xảy ra tình trạng ồ ạt triệt hạ rừng trồng, lập nên những khu nuôi tôm “ăn theo” trái phép.” Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, địa điểm phát triển ồ ạt hồ nuôi tôm trên cát là tại thôn 1 và thôn 2 của xã Vinh Mỹ.

Ngày 2/10 vừa qua, trao đổi với phóng viên, ông Tô Thanh Liêm – Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ cho biết: hiện, tại thôn 2 còn 6 hồ nuôi tôm nằm ngoài quy hoạch, xã đang xin cấp trên cho chuyển thành hồ xử lý nước thải cho các hồ nuôi nằm trong diện quy hoạch; tại thôn 1 có 4,6 ha bãi cát trắng. Đây là diện tích đất đã bị chặt bỏ rừng trước đó và đã được san ủi, tạo hồ và xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện và bị “tuýt còi”, bị đình chỉ, diện tích này đã được hoàn trả mặt bằng, nhưng việc hoàn trả rừng thì ông Liêm bảo “đợi đến mùa mưa sẽ trồng lại"??? Không những thế, tại khu vực thôn 3 của xã Vinh Mỹ cũng có hàng loạt khu nuôi tôm trên cát “ăn” vào đất rừng ven biển, trong đó có cả diện tích hồ nằm gọn trong rừng phòng hộ, cách mặt nước biển chưa đến 100m. Diện tích này theo ông Liêm trước đây là khu vực khai thác titan được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép. Sau khi việc khai thác khoáng sản kết thúc, xã đã “xin” và được phép cải tạo thành khu nuôi tôm thay vì trồng lại rừng phòng hộ.


Nước thải tại khu nuôi tôm trên cát thôn 3, xã Vinh An đổ ra biển trong chiều 31/10

Ngược ra xã Vinh An, tại khu vực bờ biển thuộc thôn 3 của xã này cũng có hàng chục ha diện tích nuôi tôm nằm xen giữa diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Chiều 31/10, chúng tôi đi ra khu vực xả nước thải của khu nuôi tôm này và chứng kiến sự thật khủng khiếp. Một nguồn nước từ các hồ nuôi tôm được thải ra biển có màu đen, bốc mùi hôi thối khó chịu.

Mặt khác, từ khu hồ tôm đã có đi vào đất liền có 2 vùng bãi cát rộng lớn đã bị đốn hạ hết cây trồng trước đó hiện đang mọc chồi nhỏ. Theo một nguồn tin riêng của chúng tôi, tại xã Vinh An sẽ có thêm 30ha diện tích nuôi tôm trên cát từ rừng sản xuất ven biển. Phải chăng, 2 vùng cát trắng này chính là diện tích đó?


Vùng đất cát trắng mênh mông sau khi rừng trồng bị "thảm sát" nằm tiếp giáp với khu hồ nuôi tôm thôn 3, xã Vinh An

Xuôi vào các xã Lộc Vĩnh, thị trấn Lăng Cô, đâu đâu chúng tôi cũng thấy những khoảng rừng bị “hạ sát” để nhường chỗ cho hồ nuôi tôm trên cát. Phải chăng, rừng ven biển không chỉ mất đi khi mẹ thiên nhiên “nổi giận”, khi tình hình sạt lở bờ biển, biển xâm thực ngày càng trầm trọng mà đến từ chính bàn tay tàn phá của con người? Rừng ven biển đã phải ngã rạp dưới chân những con tôm – một loài giáp xác thân mềm nhưng có vỏ bọc cứng?

Báo Dân Sinh
Đăng ngày 01/11/2018
Thảo Vy
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 06:56 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 06:56 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 06:56 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:56 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 06:56 26/11/2024
Some text some message..