Hơn 500 tỷ đồng phát triển Khu công nghệ cao ngành tôm quốc gia

UBND tỉnh Bạc Liêu sẽ dành khoảng 520 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu trung tâm dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển ngành tôm quốc gia.

Hơn 500 tỷ đồng phát triển Khu công nghệ cao ngành tôm quốc gia
Thu hoạch tôm nuôi ở Bạc Liêu. Ảnh: Báo Bạc Liêu

Theo đó, giai đoạn 1 tổng mức đầu tư 175 tỷ đồng, bằng nguồn ngân sách tỉnh, gồm các hạng mục: công trình thủy lợi, giao thông, điện sản xuất, điện chiếu sáng, hàng rào bao quanh và chi phí giải phóng mặt bằng.

Hiện nay, dự án đã ký hợp đồng xây lắp toàn bộ công trình dự án 5/5 gói thầu xây lắp, thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2020. 

Giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư 345 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, gồm các hạng mục: công trình giao thông, trụ sở điều hành, hệ thống cấp nước sinh hoạt, khu xử lý nước thải tập trung và các công trình phụ trợ khác.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, dự kiến thời gian khởi công, hoàn thành 2020 - 2023. 

Theo ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu, được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi triển khai dự án. 

Tỉnh Bạc Liêu đã tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào khu. Tuy nhiên, theo ông Thanh, việc triển khai thi công xây dựng dự án đang gặp rất nhiều khó khăn do liên quan đến mặt bằng xây dựng, còn hộ dân lấn chiếm đất để canh tác nuôi trồng thủy sản, chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư cho dự án phân bổ còn chậm so với kế hoạch xây dựng… 

Dù vậy, theo quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đến cuối năm 2019 sẽ thực hiện hoàn thành một số hạng mục công trình, nhằm đủ điều kiện giao cho khoảng 10 doanh nghiệp, công ty sản xuất ứng dụng công nghệ cao vào làm mô hình trình diễn trong khu nông nghiệp này. 

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu được phê duyệt tại Quyết định số 694/QĐ-TTg, ngày 24/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, quy mô diện tích 418,91 ha tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu; trong đó, Phân khu trung tâm 103,31 ha, đây là hạt nhân chính của toàn khu được ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sau đó kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, nghiên cứu, trình diễn, tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. 

Phân khu sản xuất, chế biến với diện tích 315,60 ha, UBND tỉnh đã giao cho Công ty cổ phần Việt Úc - Bạc Liêu thực hiện đầu tư. Hiện nay, nhà đầu tư đang xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức nuôi tôm thử nghiệm được 6 nhà màng, và xây dựng 10 khu nuôi ngoài trời tổng diện tích 10 ha.

Trong năm 2019 này, tiếp tục đầu tư xây dựng từ 20 - 30 nhà màng và xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu. 

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, khi Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu đưa vào hoạt động hướng tới mục tiêu làm hạt nhân tác động, dẫn dắt và nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đồng thời, làm nòng cốt, động lực để xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. 

Bên cạnh đó, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu phát triển tôm Bạc Liêu còn hướng tới là trung tâm liên kết với các viện, trường, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực tôm, tạo thành một chuỗi phức hợp từ khâu nghiên cứu sản xuất tôm bố mẹ, tôm giống, đến các khâu nuôi tôm siêu thâm canh, sản xuất chế biến, bảo quản tôm; nghiên cứu sản xuất thức ăn cho tôm; nghiên cứu, trình diễn các ngành công nghiệp phụ trợ; đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật..

TTXVN
Đăng ngày 22/04/2019
Huỳnh Sử
Nuôi trồng

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 02:28 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:28 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 02:28 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 02:28 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 02:28 06/12/2024
Some text some message..