Sau một vụ nuôi, lượng thức ăn dư thừa, chất thải và mầm bệnh lắng đọng tích tụ dưới đáy và bờ ao sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, dễ phát sinh dịch bệnh trên tôm nuôi. Bởi vậy, bước vào đẫu mỗi vụ tôm, các chủ đầm tôm phải đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật cải tạo ao đầm, mạnh dạn đầu tư nâng cấp ao nuôi, tuân thủ các quy trình kỹ thuật.
Vùng nuôi tôm xã Xuân Phổ (Nghi Xuân) đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tạo ao đầm
Vụ tôm năm nay, nhiều chủ đầm tôm trên địa bàn Hà Tĩnh đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tao ao đầm. Đặc biệt là các vùng nuôi tôm công nghệ cao trên cát, nuôi thâm canh trên ao đất ở Xuân Phổ, Xuân Đan (Nghi Xuân); Cẩm Dương, Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên); Kỳ Phương, Kỳ Thọ (Kỳ Anh); Hộ Độ (Lộc Hà)...
Hiện, toàn tỉnh đã cải tạo được hơn 80% trong tổng diện tích 2.700 ha tôm nuôi.
Cán bộ Chi cục Thủy sản lấy mẫu kiểm tra môi trường nước tại vùng nuôi tôm Kỳ Thư ( Kỳ Anh)
Chuẩn bị tốt cho công tác xuống giống tôm, cán bộ Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cũng đã kiểm tra môi trường tại nhiều vùng nuôi tôm tập trung với các chỉ tiêu độ sâu ao, pH, độ mặn, đồng thời thu nhiều mẫu tôm tự nhiên để phân tích, cảnh báo cho người dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh ngay từ đầu vụ.