Hợp tác xã tôm công nghệ cao đầu tiên tại Bạc Liêu

Chiều 25/8, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức hội nghị công bố thành lập Hợp tác xã tôm công nghệ cao đầu tiên tại địa phương này.

Bí thư Tỉnh ủy - Nguyễn Quang Dương và Chủ tịch UBND tỉnh - Dương Thành Trung tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao của thành viên Hợp tác xã Công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Ảnh: M.Đ

Chiều 25/8, ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự hội nghị thành lập Hợp tác xã Công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu tại xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình).


Bí thư Tỉnh ủy - Nguyễn Quang Dương và Chủ tịch UBND tỉnh - Dương Thành Trung dự hội nghị thành lập Hợp tác xã Công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

Hợp tác xã có 21 thành viên, với tổng số vốn đóng góp là 450 triệu đồng. Hợp tác xã được thành lập dựa trên nền tảng của các hộ nuôi tôm công nghệ cao riêng lẻ hợp nhất lại. Đây là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nuôi tôm. Tổng diện tích đất nuôi tôm của 21 thành viên gần 120ha, tổng vốn đã đầu tư vào khoảng 25 tỷ đồng. Hợp tác xã sẽ cung ứng các dịch vụ đầu vào như: hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra các chỉ số nước trong ao nuôi, cung ứng tôm giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, vật tư, trang thiết bị, dung cụ nuôi tôm; tiêu thụ tôm thương phẩm cho thành viên. Ngoài ra, hợp tác xã còn tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên nâng cao tay nghề, kỹ thuật, tài chính và khả năng quản lý, tương trợ lẫn nhau trong nuôi tôm công nghệ cao nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động trong hợp tác xã. Hợp tác xã dự kiến tổng doanh thu trong 3 năm từ 2018 - 2020 là hơn 5,5 tỷ đồng…

Việc thành lập hợp tác xã tôm công nghệ cao đầu tiên tại tỉnh Bạc Liêu nhằm hiện thực hóa mục tiêu đạt được 10 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu và hướng đến sự phát triển ngành tôm bền vững theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hợp tác xã có trụ sở tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, có con dấu riêng, hoạt động theo đúng quy định, điều lệ của Luật Hợp tác xã kiểu mới. Hiện số thành viên của hợp tác xã này là 21 người, trong đó có 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời là Giám đốc, 2 Phó Giám đốc. Điểm đặc biệt của hợp tác xã tại đây là có sự tham gia của doanh nghiệp thức ăn, tôm giống, vật tư đầu vào, doanh nghiệp chế biến và người nuôi tôm.

Sau khi đi vào hoạt động, hợp tác xã tiếp tục chọn lọc, kết nạp thêm thành viên mới nhằm lan tỏa các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tập hợp được nguồn nguyên liệu chất lượng, số lượng lớn, tiến tới xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho ngành tôm tỉnh Bạc Liêu từ khâu nuôi, chế biến đến xuất khẩu.

Với diện tích sản xuất hơn 1.380 ha, tỉnh Bạc Liêu đang là địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất tôm công nghệ cao. Đây cũng là nơi lan tỏa những công nghệ, quy trình sản xuất hiện đại nhất cho ngành tôm cả nước và hiện thực hóa mục tiêu 10 tỷ USD về giá trị xuất khẩu mà Thủ tướng đặt ra cho ngành tôm đến năm 2025.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 27/08/2018
PV
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 06:00 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 06:00 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:00 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 06:00 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 06:00 09/11/2024
Some text some message..