Hợp thức hóa cá tầm Trung Quốc qua các trại nuôi miền Bắc

Tình trạng cá tầm Trung Quốc nhập lậu gây khó khăn không chỉ cho các doanh nghiệp nuôi, kinh doanh cá tầm mà còn gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Cá tầm nhập lậu
Cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc.

Ngày 7.7, tại Hà Nội, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh đã có buổi họp nhằm tìm ra giải pháp đối phó với thực trạng cá tầm nhập lậu vẫn tiếp tục tràn lan ở thị trường trong nước.

Theo Hiệp hội phát triển cá nước lạnh, mỗi năm có đến 600-700 tấn cá tầm nhập lậu vào Việt Nam, nhưng đây chỉ là con số ước lượng, chưa tổng hợp đầy đủ. Ông Lê Anh Đức, TGĐ Cty Cá tầm Việt Nam, khẳng định: Mỗi năm tại Việt Nam có đến 5.000-6.000 tấn cá tầm nhập lậu. Hiện nay, cá tầm được nhập lậu chủ yếu từ Trung Quốc qua biên giới phía Bắc dưới nhiều hình thức.

Riêng với TP Hồ Chí Minh, theo ông Đức,  mỗi ngày có 2-3 tấn cá tầm nhập lậu qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường giá khoảng 120.000-130.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cá tầm nuôi ở miền Bắc bán sỉ tại hồ đã tới 150.000-160.000 đồng/kg, nên không có chuyện “cá tầm Việt Nam vận chuyển bằng đường hàng không vào thành phố Hồ Chí Minh và bán với giá thấp” như trên.

Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động buôn lậu gia tăng do giá cá tầm Trung Quốc quá rẻ so với giá cá tầm tại Việt Nam. Hiện giá cá tầm Trung Quốc từ 120.000-130.000 đồng/kg, cá tầm của các nhà sản xuất trong nước từ 180.000-220.000 đồng/kg. Với mức lợi nhuận hưởng được từ chênh lệch giá, cá tầm Trung Quốc nhập lậu đang “đè bẹp” các DN nuôi cá tầm nội địa.

Một số công ty sản xuất và kinh doanh cá tầm trong nước cũng khẳng định phần lớn cá tầm Trung Quốc được nuôi công nghiệp, sử dụng nhiều kháng sinh, thức ăn tăng trọng. Hiện, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ nuôi cá tầm từ con giống đến thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, các doanh nghiệp nuôi cá tầm Việt Nam phải nhập con giống từ Nga, thức ăn chăn nuôi thì phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài và phần lớn cá tầm được thả nuôi tại các hồ, đập thủy lợi, thủy điện…

Cá tầm nhập lậu không chỉ buôn bán thông thường, hiện nay bắt đầu xuất hiện một số đơn vị, cá nhân trong nước nhập lậu cá tầm Trung Quốc, dùng các trại nuôi cá tại miền Bắc làm vỏ bọc để hợp thức hóa thành cá tầm Việt Nam. Theo Hiệp hội phát triển nuôi cá nước lạnh, cá tầm lậu giá rẻ này không chỉ làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước mà còn khiến hàng nghìn nông dân bị mất việc làm, còn người tiêu dùng thì hoang mang.

Trước thực trạng nêu trên, ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội phát triển cá nước lạnh kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần có  những biện pháp ngăn chặn, chống nhập lậu cá tầm. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần vào cuộc ngay, nếu không người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với con cá tầm, đe dọa đến nghề nuôi cá tầm trong cả nước.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám, trước thông tin cá tầm nhập lậu, Bộ NNPTNT đã giao cho Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chỉ đạo giám sát và kiểm định chất lượng các sản phẩm tại các chợ nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng; đồng thời bộ cũng yêu cầu hệ thống thanh tra chuyên ngành, lực lượng thú y khẩn trương kiểm dịch thú y các loại thủy sản nhập lậu qua biên giới, đặc biệt là cá tầm để đánh giá nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Lao động
Đăng ngày 09/07/2013
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:34 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:34 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:34 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:34 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:34 26/11/2024
Some text some message..