Hormone sử dụng trong sản xuất cá giống

Sử dụng hormone trong việc kích thích sinh sản nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong sản xuất giống các loài cá nuôi. Nắm bắt được các loại hormone và cách sử dụng là điều cần thiết.

Hormone sử dụng trong sản xuất cá giống
4 Hormone sử dụng trong sản xuất cá giống

Kích dục tố Tuyến yên và dịch chiết tuyến yên

Tuyến yên thường được nghiền và chia thành 2 hay 4 liều, tiêm cách nhau khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Gần đây việc sử dụng phương pháp này đã được chuẩn hóa thành liều sơ bộ (10 - 20%) và liều quyết định sau đó 12 - 24 giờ. Liều lượng tiêm có hiệu quả là trong khoảng 2 - 10 mg tuyến yên/kg cá. Sử dụng tuyến yên cá chép với liều 7 - 10 mg/kg cá có thể kích thích cá leo (Wallago attu) sinh sản, trong đó 10 mg/kg cho hiệu quả cao nhất với sức sinh sản đạt 120.952 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh đạt 89% và tỷ lệ nở đạt 94%.


Chiết xuất tuyến yên cá chép. Carp Pituitary Extract: CPE. Ảnh: Internet

Tuyến yên có thể dùng kết hợp với HCG với liều lượng 250 IU/kg + 6 mg tuyến yên/kg. Nhằm nâng cao hiệu quả và tính đồng nhất trong sử dụng, các nhà khoa học đã nghiên cứu để có thể làm tinh khiết hoàn toàn hoặc một phần kích dục tố (KDT) trong tuyến yên bằng cách chiết xuất dịch từ tuyến yên. Điển hình như dịch chiết từ tuyến yên cá hồi (Salmon Pituitary Extract: SPE) và dịch chiết từ tuyến yên cá chép (Carp Pituitary Extract: CPE).

KDT màng đệm nhau thai (HCG)


Kích dục tố chiết xuất từ tuyến yên của động vật có vú sử dụng cho cá. Ảnh: internet

Mặc dù, các loại Kích dục tố tinh khiết chiết xuất từ tuyến yên của cá có mặt trên thị trường, nhưng chi phí vẫn còn cao và không sử dụng rộng rãi. Vì vậy, các nhà khoa học thử nghiệm với các loại Kích dục tố chiết xuất từ tuyến yên của động vật có vú như KDT từ huyết thanh ngựa chửa (PMSG) hay KDT màng đệm nhau thai chiết xuất từ nước tiểu của phụ nữ có thai (HCG). Trong đó, HCG là loại KDT được sử dụng phổ biến nhất trong sinh sản nhân tạo cá vì HCG đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn đơn vị quốc tế (IU) và hoạt tính sinh học của nó giống với LH của cá.

HCG thường được tiêm một lần duy nhất với liều lượng dao động 100 - 4.000 IU/kg trọng lượng thân. Ở cá giò (Rachycentron canadum), thông thường chỉ cần tiêm một liều thấp (275 IU/kg) là đủ để kích thích cá rụng trứng đối với các noãn bào đã kết thúc thời kỳ tích lũy chất noãn hoàng. Đối với cá đực, khi sử dụng HCG, liều thường thấp hơn 2 - 4 lần so với cá cái. Trên một số loài cá chép, HCG thường được dùng ở liều 1.500 - 2.000 IU/kg cá bố mẹ với thời gian hiệu ứng bình quân khoảng 5 - 6 giờ. Ở một số loài cá mú (Epinephelus spp), liều HCG dùng dao động trong khoảng 500 - 1.000 IU/kg và thường được tiêm 2 - 3 lần với thời gian hiệu ứng 12 - 24 giờ. Đối với cá lóc bông (Channa micropeltes), HCG có thể tiêm 2.000 - 3.000 IU/kg cho cá đực và 500 IU/kg cho cá cái và tiêm cá đực trước khi tiêm cá cái.

GnRH-A và chất kháng Dopamin


GnRH-A được sử dụng trong nuôi cá. Ảnh: internet

GnRH-A được sử dụng rộng rãi trong sinh sản nhân tạo vì các loại GnRH-A làm tăng hiệu quả đáng kể so các GnRH tự nhiên. Nghiên cứu đầu tiên trên cá cái cho thấy, GnRH tự nhiên và GnRH-A có hiệu quả trong việc kích thích sự phát triển buồng trứng, thành thục và rụng trứng ở liều lượng 1 - 15 mg GnRH/kg cá bố mẹ, hoặc 1 - 100 mg GnRH-A/kg.

Các chất kháng Dopamin thường được sử dụng kết hợp với GnRH-A trong sinh sản nhân tạo. Cụ thể, kết hợp GnRH-A và chất kháng dopamin, tiêm GnRH-A hai lần và các chất kháng dopamin (domperidone, pimozide, reserpine và metoclopramide) được tiêm một lần ở lần đầu cùng với GnRH-A. Điều này nhằm loại bỏ sự ức chế lên các KDT và tăng cường hiệu quả ảnh hưởng cho lần tiêm thứ 2 lên quá trình tiết KDT.

Các loại hormone steroid


Methyl testosterone sử dụng cho nuôi cá. Ảnh: internet

Các hormone steroid ngoại sinh đã được chứng minh là có khả năng gây chín và rụng trứng trên các loài cá. Đầu tiên, phải kể đến là MethyltestosteroneProgesteron ngoại sinh khi tiêm vào cá Chạch (Misgurnus fossilis) giúp chín và rụng trứng. Sau đó, hàng loạt các công trình tiếp theo nghiên cứu sử dụng các loại hormon steroid ngoại sinh khác như Desoxycorticosteron (DOC), Hydrocotison, Oxyprogesteron cho cá mè trắng, Hydroxyprogesteron và Desoxycorticosteron Acetat (DOCA) cho cá trê phi (Clarias gariepinus), Cortexolon cho cá chép.

Ở nước ta, hầu hết các công trình nghiên cứu cũng như sử dụng hormon steroid trong sinh sản nhân tạo chủ yếu trên các loài cá nước ngọt như cá chép, trê phi, bống tượng, cá mè. Tuy nhiên các kết quả trên đều chưa được công bố rộng rãi cũng như chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất giống, đặc biệt trên các loài cá biển. Các hormon steroid sử dụng chủ yếu là P, 17P và 17,20bP. Gần đây, một số công trình nghiên cứu sử dụng các hormon steroid nhóm Gestagen (C21), đã được thử nghiệm cho đẻ thành công trên cá tra, cá chép, trắm cỏ, cá mè vinh.

Nuôi cá đơn tính, đặc biệt là cá đực, rất cần thiết và hormone được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, các hormone sẽ làm thay đổi các hệ thống cơ thể khác nhau, có thể ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của cá với bệnh tật và nhiễm trùng cơ hội và chúng có thể gây ô nhiễm môi trường. Do đó, cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để tìm ra những cách an toàn hơn để đảm bảo sản xuất thủy sản đơn tính.

TSVN
Đăng ngày 15/01/2019
TS Phạm Quốc Hùng - Viện trưởng Viện NTTS
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 22:58 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 22:58 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 22:58 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 22:58 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 22:58 19/04/2024