Hứa hẹn từ mô hình nuôi cá chẽm

Thời gian qua, mô hình nuôi cá chẽm của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Đak Lak (do Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT) triển khai đã và đang mang lại nhiều hứa hẹn mới, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

nuôi cá chẽm
Ảnh: Bá Thăng

Cá chẽm là loài cá có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi do cá có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường, với các loại thức ăn nên là đối tượng nuôi thích hợp cho người dân, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích mặt nước, đáp ứng nhu cầu thị trường, đa dạng hóa đối tượng, sản phẩm và hạn chế rủi ro.

Từ thực tế trên, năm 2012, Sở Nông nghiệp và PTNT Đak Lak đã phê duyệt đề án nuôi thử nghiệm cá chẽm trên địa bàn tỉnh với nguồn giống thuần từ môi trường nước lợ tự nhiên sang nuôi nước ngọt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi cá trên địa bàn. Thông qua Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), tỉnh đã triển khai đồng loạt 12 mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh cá chẽm tại xã Cư Ni (huyện Ea Kar), xã Quảng Tiến (huyện Cư M’Gar) và xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) trong thời gian từ tháng 7-2012 đến tháng 5-2013. Mỗi mô hình được đầu tư, hỗ trợ 100% về nguồn cá giống, thức ăn viên tổng hợp và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi hiệu quả; kết hợp với việc tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, tuyên truyền trên kênh thông tin đại chúng… nhằm giới thiệu đến người dân trong vùng dự án nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh nói chung.

Gia đình anh Nguyễn Văn Toại, ở xã Quảng Tiến, huyện Cư M’Gar nuôi thử nghiệm hơn 1.700 con cá chẽm trên diện tích 700 m2, sau 8 tháng thực hiện dưới sự giám sát, hướng dẫn cụ thể của các kỹ thuật viên chuyên ngành thủy sản tỉnh, kết quả cho thấy, cá phát triển rất đồng đều, trọng lượng bình quân đạt 0,8-1 kg/con, nếu trừ đi phần vốn đầu tư của Dự án ACP (mỗi mô hình là 30 triệu đồng) thì gia đình anh thu lãi hơn 20 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của anh, người nuôi cần cải tạo ao kỹ, diệt hết cá tạp, đảm bảo hệ thống bờ ao không bị rò rỉ cá ra ngoài. Thức ăn cho cá chẽm là cám viên tổng hợp có bán sẵn trên thị trường như thức ăn của các loại cá khác nên rất thuận lợi cho người nuôi.

Tương tự, ông Nguyễn Thi Sách, thôn 4, xã Ea Kao người thực hiện mô hình thí điểm cho biết, cá chẽm là đối tượng nuôi mới được người dân trong vùng đánh giá rất cao bởi tính chất dễ nuôi, ăn tạp, ít bị bệnh, nhanh lớn và chất lượng thịt cá thơm ngon. Theo ông Sách, muốn cá chẽm phát triển tốt, tránh bị hao hụt thì phải giữ cho môi trường sinh sống ổn định, hạn chế tình trạng biến động nguồn nước, thì người nuôi mới thu được lợi nhuận cao.

Ông Nguyễn Quốc Hoàn-Phó Giám đốc Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Đak Lak chia sẻ: Việc triển khai thực hiện đề tài “Chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm thâm canh tại địa bàn tỉnh” được đánh giá là rất thành công, cá sinh trưởng và phát triển tốt, không bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 70-80%, rất phù hợp với địa bàn tỉnh, đã giúp người dân địa phương làm quen và tiếp cận với đối tượng nuôi mới. Đây được xem là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, do đó cần được nhân rộng để góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Cá chẽm là loài cá có giá trị kinh tế, dễ nuôi do cá có khả năng chịu đựng được tốt với điều kiện môi trường, với các loại thức ăn rộng nên là đối tượng nuôi thích hợp cho người dân. Có thể nói, mô hình nuôi cá chẽm ở Đak Lak đang là giải pháp kinh tế hoàn toàn khả thi, góp phần đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi. Tuy nhiên, do đầu ra của cá chẽm thương phẩm chưa ổn định, thị trường còn khá bỡ ngỡ với loại sản phẩm này. Do vậy để bà con nhân rộng mô hình này, trước mắt cần mở rộng việc liên kết với các ngân hàng, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tìm nguồn hỗ trợ vốn đầu tư và bao tiêu đầu ra ổn định cho sản phẩm này.

Đak Lak được đánh giá là tỉnh có tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đứng đầu khu vực Tây Nguyên với hệ thống thủy vực đa dạng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đã nuôi thành công nhiều đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay, các đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là các loại cá truyền thống như trắm cỏ, trôi, mè, chép... (chiếm 80%) có giá trị kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Báo Gia Lai, 28/10/2013
Đăng ngày 30/10/2013
Bá Thăng
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 17:05 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 17:05 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 17:05 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 17:05 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 17:05 24/04/2024