Hướng dẫn nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh phía Nam

Ngày 16/5/2014, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn số 1116/TCTS-NTTS gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển phía Nam về việc tăng cường quản lý, hướng dẫn nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh phía Nam.

nuoi tom cong nghiep
Nuôi tôm công nghiệp tại Bạc Liêu- Ảnh: Thanh Cường

Theo báo cáo của Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương, diễn biến thời tiết đang có nhiều bất lợi tại các tỉnh Nam bộ, nhiệt độ tăng cao trong ngày và thường xuyên xuất hiện những cơn mưa dông trên diện rộng vào chiều tối. Diễn biến thời tiết này làm môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, gây sốc làm tôm nuôi yếu, ăn kém hoặc bỏ ăn, giảm sức đề kháng và dễ nhiễm các mầm bệnh trong ao.

Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và hạn chế rủi ro thiệt hại, đặc biệt là phòng chống hiệu quả dịch bệnh cho tôm nuôi. Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển phía Nam  chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với UBND cấp huyện, xã thực hiện nghiêm các công văn chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản như việc triển khai một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2014 …

Ngoài ra, Tổng cục Thủy sản cũng đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như:

Chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho tôm nuôi và cử cán bộ bám sát địa bàn, hướng dẫn người nuôi chăm sóc, quản lý  tốt ao nuôi theo đúng hướng dẫn kỹ thuật và không để dịch bệnh phát sinh.

Khuyến cáo người nuôi ương tôm Pl15 khoảng 3 - 4 tuần trong diện tích nhỏ, có kiểm soát môi trường trước khi thả vào ao nuôi thương phẩm.

Duy trì mực nước ao nuôi > 1,2 m; độ mặn 15 - 20  ‰ ; pH là 7,5 - 8,2; độ kiềm 120 - 160 mg/l.

Tăng cường quạt nước và lắp thêm hệ thống sụt khi đáy ao nuôi đảm bảo lượng oxy hòa tan ≥ 5 mg/l.

Thường xuyên xi phông đáy ao: tháng nuôi thứ nhất 5 - 7 ngày xi phông một lần; giai đoạn tôm lớn mỗi ngày xi phông một lần.

Xử lý môi trường ao nuôi đối với diện tích bị thiệt hại theo đúng quy định và không để  mầm bệnh lây lan ra môi trường xung quanh.

SNN&PTNN Bạc Liêu
Đăng ngày 29/05/2014
Thanh Quang
Nuôi trồng

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 13:42 06/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 13:42 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 13:42 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:42 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 13:42 06/11/2024
Some text some message..