Hướng dẫn thực hiện các quy định về sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

Thực hiện khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản năm 2019 của Sở Nông nghiệp & PTNT, để chủ động nguồn giống phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cần thực hiện các nội dung:

Hướng dẫn thực hiện các quy định về sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Sản xuất cá giống ở Thái Bình. Ảnh: TTLNTB

- Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo từng đối tượng sản xuất của cơ sở.

- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố: 

+ Có nguồn nước sạch, nguồn điện đáp ứng yêu cầu của cơ sở, giao thông thuận tiện.

+ Hệ thống công trình phù hợp với quy mô sản xuất, ương dưỡng; Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản nhập về; Trang thiết bị, dụng cụ phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không độc, tiện lợi, bảo đảm vệ sinh và chuyên dụng; Vệ sinh, khử trùng định kỳ hoặc trước mỗi lần sử dụng để bảo đảm vệ sinh.

+ Bể xử lý nước thải phải có dung tích chứa được từ 20-30% tổng dung tích các loại bể nuôi thủy sản bố mẹ và ương ấu trùng, phải được đậy kín, xây dựng ở vị trí phù hợp, thường xuyên vệ sinh nhằm đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.

+ Khu vực chứa đựng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh phải đảm bảo kín, khu vực để thức ăn thông thoáng, ngăn được côn trùng và động vật gây hại xâm nhập, tránh lây nhiễm; Kệ để nguyên vật liệu trong kho phải cao cách mặt đất tối tiểu 0,3m.

+ Kho chứa xăng, dầu phải được đặt ở vị trí thích hợp, cách xa nguồn nước cấp.

+ Cán bộ kỹ thuật được đào tạo, có chứng chỉ phù hợp. Người làm việc tại cơ sở sản xuất phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định. 

+ Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất sử dụng trong sản xuất giống phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; 

- Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;

- Tuân thủ các quy định về chất lượng bố mẹ: 

+ Phải được kiểm dịch, kiểm định chất lượng theo quy định;

+ Thời hạn sử dụng:

* Tôm Thẻ chân trắng: Sử dụng tối đa 140 ngày tính từ ngày thông quan đối với tôm bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 40g/con đối với tôm đực, 45g/con đối với tôm cái;

* Tôm Sú: Sử dụng tối đa 60 ngày tính từ ngày cho sinh sản lần đầu. Tôm cái không dưới 150 g/con. Tôm đực không dưới 120 g/con.

* Đối tượng giống thủy sản bố mẹ khác: cơ sở tự công bố.

- Con giống đáp ứng các quy định: 

+ Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo Tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

+ Trước khi lưu thông phải thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm dịch theo quy định của pháp luật: 

* Đối với tôm giống: Bệnh đốm trắng (WSD); Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPNS); Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV);

* Đối với cá giống: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp): Cá chép, cá chép koi, cá vàng, cá trắm cỏ; Bệnh do KHV: Cá chép, cá chép koi; Bệnh hoại tử thần kinh: Cá song/cá mú, Cá vược/cá chẽm, Cá giò/cá bớp; Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn: Cá rô phi; 

* Đối với nhuyễn thể: Bệnh do Perkinsus.

- Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

- Ghi chép, lưu trữ đầy đủ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng của cơ sở. 

- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Khi giống thủy sản vi  phạm chất lượng phải tiêu hủy: Áp dụng một trong các biện pháp: Gia nhiệt từ 90oC trở lên, cấp đông, sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, hình thức khác theo quy định của pháp luật.

TT Khuyến nông Nghệ An
Đăng ngày 04/04/2019
Tạ Quang Sáng
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 11:41 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 11:41 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 11:41 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:41 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 11:41 22/12/2024
Some text some message..