Hướng đi mới trong sản xuất tôm giống

Theo định hướng của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng giống thủy sản toàn tỉnh đạt trên 36 tỷ con, trong đó có 85% là tôm giống. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành sản xuất giống thủy sản tỉnh nhà đang trong quá trình tái cơ cấu theo hướng đầu tư các cơ sở sản xuất giống với quy mô lớn, hiện đại, áp dụng các quy trình tiên tiến, tạo ra con giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nuôi cả nước.

Hướng đi mới trong sản xuất tôm giống
Sản xuất tôm giống chất lượng cao tại Công ty Cổ phần Đầu tư S6, DN có nhiều trại sản xuất giống thủy sản hiện đại hàng đầu ở tỉnh ta. Ảnh: B.Thương

Từ năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã giao Chi cục Thủy sản (TS) tỉnh chủ trì và cũng là đơn vị chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”. Sau hơn 15 tháng triển khai (từ tháng 8-2016 – tháng 10-2017), dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận” đã hoàn thiện nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Song phải đến ngày 15-5-2018, Cục Sở hữu trí tuệ mới có Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” với danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu gồm tôm sú giống, tôm thẻ chân trắng giống và dịch vụ mua bán 2 loại giống trên. Rồi thêm một thời gian chuẩn bị, cuối tháng 8 vừa qua, Sở NN&PTNT mới tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” cho Chi cục TS tỉnh. Cùng với công bố quyết định trên, dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiện chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận” cũng đã xây dựng bản đồ địa lý khu vực sản xuất tôm giống được bảo hộ trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiện chứng nhận.

Từ lâu danh tiếng và uy tín về giống tôm Ninh Thuận đã được cả nước biết đến. Trải dài trên 105 km, bờ biển tỉnh ta với nền nhiệt độ cao và ổn định quanh năm (trên 27,50C), lượng mưa bình quân thấp (chỉ 700 mm/năm), độ mặn cao và ổn định (từ 32-34 phần ngàn), nguồn nước biển trong sạch…nên có những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển sản xuất tôm giống. Nay với sự kiện ngành sản xuất tôm giống tỉnh nhà có thương hiệu riêng được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ, đã cho thấy thành công mới. Theo Chi cục TS tỉnh, cả tỉnh hiện có trên 450 cơ sở sản xuất giống thủy sản (chủ yếu tôm sú và tôm thẻ chân trắng). Trong năm nay, với kế hoạch sản xuất 25 tỷ tôm post giống (5 tỷ tôm sú, 20 tỷ tôm thẻ), đến đầu tháng 9, toàn tỉnh đã thực hiện 21,47 tỷ post và ước đến cuối tháng 9 đạt 24,8 tỷ (4,8 tỷ tôm sú giống, 20 tỷ tôm thẻ giống), ước đạt 99,2% kế hoạch và tăng 13,9 % so với cùng kỳ. Đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, Chi cục TS tỉnh còn kiểm tra chất lượng 153 lô/66.714 con tôm bố mẹ nhập khẩu theo ủy quyền của Tổng cục Thủy sản. Có thể thấy hoạt động sản xuất tôm giống vẫn tiếp tục duy trì và phát triển mạnh, trong đó đáng chú ý là xu hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng chất lượng tôm giống.

Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để thương hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” tiếp tục phát triển, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các ngành, các cấp, đặc biệt là của các cơ sở và doanh nghiệp (DN) sản xuất tôm giống trong tỉnh. Theo đó, trong thời gian đến, Chi cục TS tỉnh sẽ phối hợp Hiệp hội Giống TS tỉnh tổ chức triển khai cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh, bảo đảm việc cấp tem, nhãn chặt chẽ, đúng quy định và hiệu quả. Đối với Hiệp hội Giống TS tỉnh, có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền sâu rộng về bảo hộ nhãn hiệu cho tất cả hội viên biết và có trách nhiệm bảo vệ uy tín, chất lượng và hình ảnh “Tôm giống Ninh Thuận”. Ngoài ra, Hiệp hội phối hợp với Chi cục TS tỉnh thẩm tra, xác minh các cơ sở sản xuất giống có uy tín, bảo đảm các điều kiện theo quy chế để giới thiệu tham gia sử dụng nhãn hiện chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”. Ông Lê Văn Quê, Chủ tịch Hiệp hội Giống TS tỉnh chia sẻ: “Hiệp hội sẽ phát huy vai trò là cầu nối, vận động các DN hội viên tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kết hợp ứng dụng khoa học-công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất tôm giống để sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ”.

Theo định hướng của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng giống thủy sản toàn tỉnh đạt trên 36 tỷ con, trong đó có 85% là tôm giống. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành sản xuất giống thủy sản tỉnh nhà đang trong quá trình tái cơ cấu theo hướng đầu tư các cơ sở sản xuất giống với quy mô lớn, hiện đại, áp dụng các quy trình tiên tiến, tạo ra con giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nuôi cả nước. Dù còn nhiều việc phải làm, nhưng với nhãn hiện chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận” vừa công bố, với sự đồng hành, hỗ trợ của các ngành chuyên môn, có thể thấy rõ đang tạo ra động lực mới cho các DN cũng như cơ sở sản xuất tôm giống vào cuộc mạnh mẽ hơn.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 27/09/2018
Bạch Thương
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025

Nước trong ao tôm nhà bạn muốn được khử trùng bằng Chlorine Aqua - ORG xuất xứ từ Ấn Độ

Trong ngành nuôi tôm, nước sạch là “chìa khóa vàng” quyết định thành công của mỗi vụ mùa. Chlorine từ lâu đã được bà con tin dùng để khử trùng nước nhờ hiệu quả vượt trội. Nhưng giữa vô số sản phẩm trên thị trường, tại sao Chlorine Aqua-ORG xuất xứ từ Ấn Độ lại được nhiều doanh nghiệp, tổ chức và hộ nuôi tôm tin tưởng lựa chọn?

Chlorine Aqua-ORG
• 09:57 03/04/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 09:35 27/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 09:49 21/03/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 05:50 23/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 05:50 23/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 05:50 23/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 05:50 23/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 05:50 23/04/2025
Some text some message..