Hướng đi nào cho dự án vùng nuôi tôm tập trung ở Duy Xuyên

Trước tình trạng hàng loạt ao nuôi tôm lót bạt tập trung bị bỏ hoang, chính quyền huyện Duy Xuyên đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vào thuê mặt nước, đầu tư sản xuất...

Hướng đi nào cho dự án vùng nuôi tôm tập trung ở Duy Xuyên
Nhiều ao nuôi tôm lót bạt tập trung ở xã Duy Vinh bị bỏ hoang trong hơn 4 tháng qua.Ảnh: T.S

Chưa phát huy hiệu quả

Khu vực bãi Hà Đước (thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh) và đội 8 (thôn Triều Châu, xã Duy Phước) là nơi thời gian qua các ngành, đơn vị liên quan ở huyện Duy Xuyên đầu tư xây dựng dự án nuôi tôm lót bạt theo hướng công nghiệp. Theo quan sát hiện hầu hết ao nuôi tôm đang bị cây mai dương xâm chiếm, một số hồ xuất hiện dấu hiệu sạt lở, hệ thống tiêu dẫn nước hoen gỉ, ngập tràn rác thải.

Ông Nguyễn Cang – một người dân ở thôn Hà Mỹ (xã Duy Vinh) cho hay, thời điểm cuối năm 2017, mưa lớn kèm theo nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến một số ao nuôi bị xói lở và một vài đường ống dẫn nước nằm trơ trọi, rất dễ bị vỡ nát. Ông Cang cho biết thêm: “Cách đây hơn 4 tháng, dự án nuôi tôm lót bạt này được xây dựng hoàn thành nhưng thời gian qua hầu hết người dân chỉ đến khảo sát chứ chưa đăng ký tham gia đấu giá nhận ao nuôi để đầu tư sản xuất. Theo tôi, chủ đầu tư cần phải điều chỉnh bờ ao cao hơn hiện tại và đắp đất ngăn các ao nuôi một cách phù hợp. Ngoài ra, cần hạ giá cho thuê diện tích mặt nước. Có như vậy, người dân mới yên tâm tham gia phát triển nghề nuôi tôm”.

Theo ông Trần Văn Sành - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Vinh nói: “Lâu nay, phần lớn người dân ở xã Duy Vinh chủ yếu nuôi tôm theo hình thức quảng canh, còn nuôi lót bạt chỉ có vài hộ tham gia. Khi dự án hoàn thành, người dân vẫn chưa mặn mà vì vùng này thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, bạt trải hồ dễ bị cuốn trôi, rách nát dẫn tới nguồn kinh phí bỏ ra khắc phục khá lớn. Trong khi đó, người dân cũng cho rằng giá cho thuê diện tích ao nuôi với mức 10.000 đồng/m2 do UBND huyện Duy Xuyên đưa ra là tương đối cao”.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Tài chính & kế hoạch huyện Duy Xuyên cho hay, tổng kinh phí đầu tư dự án này là 8,5 tỷ đồng, bao gồm 38 ao nuôi với diện tích hơn 94.000m2 cùng nhiều ao lắng, ao thải, đường giao thông, đê bao, cấp thoát nước, khu hậu cần, cây xanh, hệ thống điện… Ông Hải nói: “Đây là dự án UBND huyện Duy Xuyên chủ động ứng trước kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện, sau đó tiến hành thu hồi vốn thông qua việc cho người dân thuê diện tích ao nuôi. Mục tiêu cuối cùng là tạo thuận lợi cho người nuôi tôm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm”.

Theo ông Văn Bá Năm - Trưởng phòng NN&PTNT Duy Xuyên, địa phương hiện có 116ha ao nuôi tôm, tập trung nhiều nhất ở xã Duy Vinh. Tuy nhiên, hầu hết diện tích ao nuôi đều bố trí manh mún, phân tán nhỏ lẻ, hạ tầng yếu kém nên tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh. Vì vậy, việc phát triển mô hình nuôi tôm lót bạt theo hướng tập trung, công nghiệp là yêu cầu tất yếu. Ông Năm nói: “Do nhận thức của người dân còn hạn chế, nhất là tâm lý e sợ, chưa quen với hình thức sản xuất tập trung theo hướng VietGAP. Từ đó, dẫn đến việc người dân chưa mặn mà tham gia đấu giá nhận ao trong dự án”. 

Tháo gỡ bằng cách nào?

Trước một số ý kiến cho rằng giá khởi điểm cho thuê diện tích ao nuôi tôm của dự án tương đối cao, ngày 23.2 vừa qua UBND huyện Duy Xuyên đã ban hành Quyết định số 1068/QĐ-UBND về việc phê duyệt lại phương án và giá khởi điểm đấu giá cho thuê diện tích ao nuôi. Theo đó, giá khởi điểm được điều chỉnh hạ xuống còn 6.500 đồng/m2, thời hạn cho thuê là 10 năm. Người trúng đấu giá nộp tiền 2 lần cho thời hạn 10 năm. Trong Quyết định số 1068, UBND huyện Duy Xuyên cũng giao UBND xã Duy Vinh - cơ quan thường trực Hội đồng đấu giá chủ trì, phối hợp với UBND xã Duy Phước và các ngành liên quan của huyện tiến hành lập đầy đủ các thủ tục để tổ chức đấu giá đúng theo quy định trong quý I.2018.

Theo ông Nguyễn Cang, các khu vực của dự án được quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo những yếu tố cần thiết cho việc phát triển nghề nuôi tôm theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, Nhà nước cần hỗ trợ người dân trong việc kiểm soát chất lượng nguồn nước bởi đây là yếu tố quyết định đến sự thành công. Ông Cang chia sẻ thêm: “Do thời điểm UBND huyện Duy Xuyên đưa ra đấu giá lần đầu gặp thời tiết bất lợi, nhất là mưa lũ liên tiếp xảy ra. Mặt khác, lúc đó giá khởi điểm cho thuê ao nuôi ở mức cao, trong khi đó người dân muốn triển khai nuôi tôm buộc phải đầu tư thêm một số tiền không nhỏ cho việc cải tạo ao nuôi, mua sắm máy móc, thuê nhân công, mua con giống… nên nhiều hộ dân không có khả năng đầu tư. Bây giờ, chính quyền huyện Duy Xuyên quyết định hạ giá cho thuê ao nên tôi và một số hộ dân ở địa phương thấy phù hợp. Hiện tại, tôi đã đăng ký tham gia đấu giá 5 ao nuôi và nếu thuận lợi thì vụ 2 năm 2018 này sẽ bắt đầu thả con giống”.

Qua tìm hiểu, đến thời điểm này đã có 12 hộ dân ở xã Duy Vinh đăng ký tham gia đấu giá thuê 17.000m2 ao nuôi tôm tại dự án trên. Hiện nay, chính quyền địa phương đang thuê nhân công đào gốc cây mai dương mọc xung quanh ao tôm và tiến hành kiểm tra, khắc phục các điểm sạt lở, hư hỏng, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho người dân triển khai sản xuất. Ông Văn Bá Năm cho biết, thời gian tới ngành chuyên môn của huyện sẽ tổ chức các khóa tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm lót bạt theo hướng VietGAP cho người dân. Đồng thời tư vấn, hướng dẫn cho các hộ nuôi tôm trong vấn đề chọn mua và kiểm định chất lượng con giống. “Dự kiến, đến cuối quý I.2018 sẽ có 50% ao nuôi tôm của dự án được người dân thuê. Khi dự án mang lại thành công, chính quyền huyện sẽ tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết và đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất nhằm nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa ra 2 xã khác là Duy Thành và Duy Nghĩa. Đây được xem là hướng đi phù hợp so với yêu cầu thực tiễn hiện nay” - ông Năm nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 07/03/2018
Văn Sự - Phi Thành
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 20:00 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 20:00 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 20:00 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 20:00 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 20:00 18/02/2025
Some text some message..