Hyalophysa chattoni – nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm?

Có nhiều tác nhân gây ra bệnh đen mang cho tôm. Môi trường nuôi bẩn có thể làm các mảnh vụn bám vào trong mang tôm làm cho mang tôm có màu đen. Một số loại vi khuẩn và nấm Fusarium cũng là nguyên nhân được biết đến làm đen mang tôm. Mới đây, các nhà nghiên cứu cho biết con tôm đen mang bởi một ký sinh trùng (Hyalophysa chattoni).

Hyalophysa chattoni – nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm
Một con tôm thẻ chân trắng bị bệnh đen mang. Ảnh:Researchgate

Tiến sĩ Frischer dẫn đầu nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu bệnh đen mang trên tôm trong khoảng ba năm. Nhóm của ông đã xác định ký sinh trùng đơn bào gây ra bệnh đen mang trên tôm.

Các nghiên cứu cho thấy đó là một ký sinh trùng- một sinh vật đơn bào tế bào đơn bào Ciliides phổ biến ở bất cứ nơi nào có nước (như đại dương, hồ và sông) và là thành viên quan trọng của hệ sinh thái ven biển.

Đây là một sinh vật đơn bào, DNA của nó rất khó để lấy mẫu. Trình tự gen 18S rRNA, ciliate gây ra đen mang trong tôm đã được xác định là một loài liên quan chặt chẽ 94% giống với một loài có tên là Hyalophysa chattoni. Frischer cho biết: "Chúng tôi không chắc chắn liệu nó có chính xác là loài mới hay có thể nó mang một loại gen mới”.

Cơ chế đen mang do ký sinh trùng trên tômbệnh đen mang trên tôm, tôm bị đen mang do ký sinh trùng, ký sinh trùng gây bệnh đen mang,

Sự hiện diện của loài ký sinh trùng xâm nhập vào mang tôm kích thích phản ứng miễn dịch ở tôm. Các đốm đen ở mang được tạo ra từ sản xuất melanin, một thành phần của phản ứng miễn dịch của tôm. Một lớp phủ bảo vệ của melanin hình thành xung quanh vị trí xâm nhập của ký sinh trùng trên mô mang (Sönderhäll và cộng sự 1992). Trong quá trình này, các mô mang bị oxy hóa cản trở khả năng lấy ôxy từ trong nước của tôm.

Tác hại bệnh đen mang

Bệnh đen mang trên tôm không có hại cho con người, và tôm bị đen mang vẫn an toàn để ăn (DNR 2013).

“Bệnh đen mang không trực tiếp giết chết tôm nhưng tác động của bệnh lên tôm là rất lớn.” Marc Frischer cho biết. Bệnh làm cho tôm dễ tổn thương hơn đối với động vật ăn thịt và áp lực môi trường. Đen mang làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác giúp tôm loại bỏ các mang hư hại nhưng nhiễm trùng nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm mang tôm bi đen. Đen mang làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn(Frede và cộng sự, 2015). 

Báo cáo được đăng trên: Researchgate và tạp chí AM

Đăng ngày 10/10/2017
VĂN THÁI Lược dịch
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 22:25 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 22:25 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 22:25 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:25 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 22:25 02/12/2024
Some text some message..