IMTA: Kết nối các loài, cân bằng hệ sinh thái

IMTA là cụm từ viết tắt của Integrated Multi - Trophic Aquaculture, đây là môi hình nuôi trồng thủy sản kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau từ các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong cùng một môi trường.

Nuôi trồng thủy sản
Mô hình nuôi trồng thủy sản đa dạng các loại IMTA

Tìm hiểu về IMTA 

IMTA không chỉ là việc nuôi nhiều loài cùng nhau mà còn là việc thiết kế hệ thống sao cho các loài này tương tác và bổ sung cho nhau, giống như trong một hệ sinh thái tự nhiên.  

Bằng cách nuôi nhiều loài khác nhau, IMTA giúp tăng cường đa dạng sinh học trong hệ thống nuôi trồng, làm giảm rủi ro do dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước. Các chất thải từ loài này có thể trở thành nguồn thức ăn cho loài khác, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời. tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên trong tự nhiên sẵn có. 

IMTA có thể giúp tăng năng suất của hệ thống nuôi trồng so với các phương pháp nuôi truyền thống. 

Giả sử chúng ta có một hệ thống IMTA kết hợp giữa cá hồi, rong biển và trai với sơ đồ:

Thức ăn viên/Thức ăn tự nhiên → Cá hồi → Chất thải cá hồi → Rong biển → Trai 

Thì chuỗi thức ăn có thể diễn ra như sau: 

Cá hồi là sinh vật tiêu thụ cấp 1, ăn thức ăn viên hoặc thức ăn tự nhiên. Trong quá trình sinh sống, cá hồi thải ra chất thải chứa nhiều chất dinh dưỡng như nitrat và photphat. 

Rong biển là sinh vật sản xuất, sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp và hấp thụ các chất dinh dưỡng (nitrat và photphat) từ chất thải của cá hồi. Quá trình quang hợp giúp cung cấp oxy cho môi trường nước và tạo ra các hợp chất hữu cơ làm thức ăn cho các sinh vật khác. 

Trai là sinh vật lọc, chúng lọc nước để lấy thức ăn là các loại tảo vi mô và các hạt hữu cơ lơ lửng trong nước. Đồng thời, trai cũng góp phần làm sạch nước bằng cách loại bỏ các chất lơ lửng và vi khuẩn. 

Một số khó khăn trong nuôi trồng thủy sản được IMTA giải quyết 

Nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng tích hợp (IMTA) giải quyết một số khó khăn phổ biến trong nuôi trồng thủy sản thông thường, bao gồm: 

Ô nhiễm môi trường 

Nếu như nuôi theo mô hình đơn loài thường tạo ra lượng chất thải lớn, bao gồm thức ăn thừa và chất thải sinh học, dẫn đến ô nhiễm môi trường nước xung quanh. Thì IMTA kết hợp các loài bổ sung như rong biển và động vật không xương sống, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng dư thừa và chất thải, giảm thiểu tác động ô nhiễm.  Các loài lọc như trai, hàu giúp làm sạch nước, loại bỏ các chất lơ lửng và vi khuẩn gây bệnh. 

Giảm thiểu rủi ro dịch bệnh xuống mức thấp 

Rủi ro dịch bệnh 

Hệ thống nuôi đơn loài dễ bị bùng phát dịch bệnh do môi trường nuôi bị ô nhiễm hoặc do sự lây lan dễ dàng giữa các cá thể của cùng một loài. 

Sự đa dạng loài trong IMTA giúp tạo ra một môi trường cân bằng hơn, làm giảm khả năng bùng phát dịch bệnh và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của hệ sinh thái. 

Hạn chế được sự phụ thuộc thức ăn nhân tạo 

Một số loài trong hệ thống IMTA có thể tự kiếm ăn hoặc sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, giảm nhu cầu sử dụng thức ăn công nghiệp. 

Thiếu đa dạng sản phẩm 

So với mô hình nuôi thủy sản truyền thống, thì chỉ tạo ra một loại sản phẩm duy nhất. Từ đó, làm giảm khả năng kinh tế và tăng rủi ro nếu giá cả của loài đó giảm hoặc gặp phải các vấn đề về thị trường. 

Trong khi đó, IMTA tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau từ các loài nuôi khác nhau, giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm rủi ro tài chính. 

Cạnh tranh về không gian nuôi trồng 

Nhu cầu không gian nuôi trồng lớn có thể dẫn đến xung đột với các hoạt động khác, chẳng hạn như ngư nghiệp tự nhiên, du lịch, hoặc bảo tồn môi trường. Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng không gian qua nuôi ghép nhiều loài, IMTA giảm bớt áp lực cạnh tranh không gian và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng khu vực nuôi.

IMTA không chỉ giải quyết những khó khăn này mà còn mang lại lợi ích bền vững về mặt kinh tế và môi trường, giúp ngành nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững hơn. 

 

Đăng ngày 16/08/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Khoa học

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 09:10 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 09:10 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:10 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 09:10 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 09:10 18/12/2024
Some text some message..