Indonesia có thể áp dụng hạn ngạch đánh bắt cá mập

Chính phủ Indonesia mới đây cam kết sẽ tăng cường bảo vệ các loài cá mập thông qua các biện pháp thích hợp, nhằm hạn chế đánh bắt cá mập và xuất khẩu vây cá mập, đồng thời không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của ngư dân trong nước.

hạn ngạch đánh bắt cá mập
Nguồn: animals.nationalgeographic.com

Vụ trưởng Bảo tồn các loài cá thuộc Bộ Biển và Nghề cá Indonesia, Agus Dermawan, cho biết một trong những biện pháp đang được chính phủ nước này xem xét có việc áp dụng hệ thống hạn ngạch đánh bắt, cho dù việc thực thi không dễ dàng.

Theo quan chức trên, để chuẩn bị thực thi một chính sách như vậy, trước hết Chính phủ Indonesia dự kiến vào cuối năm nay sẽ ban hành quy định mới về các loài cá mập trên cơ sở nghiên cứu của Viện Khoa học Indonesia, theo đó xác định cụ thể những loài cần được bảo vệ và tình trạng của các loài khác, tạo cơ sở cho việc thiết lập hạn ngạch đánh bắt.

Hồi tháng 5 vừa qua, Bộ Biển và Nghề cá Indonesia đã ban hành quy định cấm đánh bắt cá mập voi (tên khoa học là Rhincodon typus) - loài sinh vật biển có thể dài hơn 12 mét và sống đến 100 tuổi.

Ngoài ra, bộ trên còn bổ sung thêm cá voi kiếm răng to (Pristis microdon) và cá mập tuốt lúa (Alopias vulpinus) vào nhóm các loài cá mập cần được bảo vệ.

Cơ quan thống kê Quốc gia Indonesia (BPS) cho biết cùng với Ấn Độ, Indonesia là một trong những nhà xuất khẩu vây cá mập lớn nhất thế giới. Cuộc khảo sát do bộ phận thủy sản thuộc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) tiến hành năm 2010 cho thấy sản lượng đánh bắt cá mập của Indonesia là 109.248 tấn, tăng đáng kể so với mức 70.000 tấn năm 2000. Tiếp theo Indonesia là Ấn Độ với 74.050 tấn và Tây Ban Nha với 59.777 tấn.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguồn cá gần bờ đang ngày càng cạn kiệt, trong khi hầu hết ngư dân không có phương tiện để đánh bắt ngoài khơi dài ngày. Mặc dù Indonesia đã tham gia Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) năm 1973, song thực tế tình trạng vi phạm công ước ở nước này vẫn khá phổ biến.

Các loài cá mập không phải ngoại lệ, bởi nhu cầu vây cá mập trên các thị trường thế giới rất cao, đặc biệt là từ Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan và Đặc khu hành chính Hong Kong (cùng của Trung Quốc). Đánh bắt cá mập và bán vây của chúng là sinh kế và nguồn thu nhập chủ yếu của phần lớn 2,2 triệu ngư dân Indonesia.

Chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị và Chế biến Thủy sản Indonesia, Thomas Darmawan bày tỏ sự ủng hộ với việc tăng cường bảo vệ các loài cá mập đang bị đe dọa, song không tán thành chính phủ cấm thương mại cá mập. Ông Darmawan cho rằng một lệnh cấm như vậy sẽ càng khiến việc kiểm soát đánh bắt trở nên khó khăn hơn.

Tình trạng đánh bắt bất hợp pháp sẽ vẫn diễn ra, thậm chí nhiều hơn và tinh vi hơn do nhu cầu luôn có và ở mức cao trên thị trường. Do đó, giải pháp áp đặt chế độ hạn ngạch đánh bắt hàng năm là hiệu quả và tối ưu. Cụ thể, mức dưới 100.000 tấn cá mập/năm sẽ đáp ứng đồng thời được cả hai mục tiêu bảo tồn loài sinh vật biển quan trọng này và đảm bảo đời sống cho ngư dân./.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 18/11/2013
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 00:49 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 00:49 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:49 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 00:49 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 00:49 09/11/2024
Some text some message..