Kéo cá đầu năm trên hồ Sông Mây

Đầu năm, Đội Nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây (thuộc Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) lại ra quân tổ chức kéo mẻ lưới đầu năm tại hồ Sông Mây (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom), khai trương hoạt động cho năm mới.

Lưới cá
Lưới cá đầy ắp đang được Đội Nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây đưa vào bờ. Ảnh: Đ.Tùng

Mong ước bội thu

Buổi kéo cá khai trương năm nay do ông Nguyễn Dũng, Phó đội trưởng Đội Nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây, có hơn 20 năm gắn bó với công việc đánh bắt trên hồ Sông Mây, làm chỉ huy. Đứng trên bờ, ông Dũng nheo nheo đôi mắt để tìm luồng cá. Mặt nước hồ phẳng lặng chỉ gợn chút sóng khi có cơn gió hoặc cá quẫy đuôi nên mọi người đều im lặng để chờ quyết định của ông Dũng.

Khi xác định được luồng cá, 6 xuồng máy bắt đầu xuất phát từ cùng một hướng của bờ hồ để kéo lưới dần bao vây luồng cá. Trên xuồng, trong bờ, 18 công nhân dưới sự chỉ huy của ông Dũng cùng thả lưới, thả dây, khi luồng cá bị bao vây thì mới lùa dần lưới vào bờ. Tại vị trí chỉ huy trên bờ, ông Dũng thỉnh thoảng nhắc nhở các công nhân ở vị trí nào cần phải nhanh, mạnh tay hơn để lưới vào bờ đồng đều.

Ông Nguyễn Dũng tâm sự: “Mùa cá của chúng tôi tính từ ngày 1-7 năm nay đến ngày 30-6 năm sau và thời gian thu hoạch là từ tháng 11 đến tháng 6, thời gian còn lại là dưỡng cá. Thời điểm cuối năm 2019 đến nay vào sáng sớm trời lạnh nên anh em thu hoạch cực hơn những tháng sau. Chúng tôi thường hoàn thành công việc thu hoạch cá trước khi mặt trời ló dạng nên anh em gần như dầm nước lạnh suốt lúc kéo. Chưa kể nhiều lúc còn sương sớm trên mặt hồ nên phải xác định chính xác luồng cá lớn để kéo cũng rất khó, đòi hỏi người chỉ huy phải có kinh nghiệm để đỡ tốn công sức kéo của anh em”.

Khác với những hồ cá tư nhân vốn có diện tích không lớn, công việc thu hoạch cũng không liên tục nên người làm công việc kéo cá bên ngoài chỉ thỉnh thoảng có chủ hồ gọi thì mới tập trung kéo. Còn hồ Sông Mây có diện tích hơn 300 hécta, mỗi tuần Đội Nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây lại kéo cá 3-4 buổi, mỗi buổi từ 90-120 phút và đòi hỏi sản lượng phải đạt hơn 1 tấn, nếu không phải kéo thêm. Do đó, công nhân làm ở đây phải có sức khỏe tốt, dẻo dai.

Chia sẻ lý do gắn bó với công việc đánh bắt cá trên hồ Sông Mây, anh Nguyễn Đăng Khoa, công nhân Đội Nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây cho hay: “Năm nay, mức thưởng Tết của người lao động tại hồ dao động từ 7-9 triệu đồng, lương hằng tháng của công nhân cũng khoảng 7 triệu đồng nên thu nhập khá đều và ổn. Do đó, nhiều anh em sau khi xuất ngũ cũng xin ở lại làm việc chờ tìm việc mới hoặc có người gắn bó lâu dài vì phù hợp”.

Chinh phục những mục tiêu mới

Sau gần 2 tiếng đồng hồ bủa vây, giăng lưới, luồng cá đang dần được kéo vào bờ, lượng cá nhiều đến mức gần 20 thanh niên khỏe mạnh phải mất rất nhiều sức để đưa vào gần bờ rồi dùng trục quay đưa lưới vào. Lúc này tiếng anh em công nhân dưới nước gọi nhau, tiếng chỉ huy trên bờ ra hiệu điều chỉnh hướng lưới cá khiến một góc hồ trở nên xôn xao, nhiều người dân quanh vùng cũng “ham vui” đến xem mẻ cá đầu năm.

Phía trong lưới đầy ắp các loại cá như: cá trôi, cá lóc, cá diêu hồng... đang được phân loại theo trọng lượng và đưa về khu vực tập trung để chờ thương lái đến thu mua các loại cá có trọng lượng trên dưới 1kg/con. Riêng các loại cá có trọng lượng dưới 800g/con sẽ được đội chế biến thành chả cá và được xuất đi các tỉnh.

Ông Nguyễn Dũng nhìn lượng cá vừa thu hoạch phấn khởi nói: “Lượng cá hôm nay trúng lớn, khả năng sẽ đạt gần 2 tấn. Hy vọng với lượng cá dồi dào thu hoạch được trong lần ra quân đánh bắt cá đầu năm này sẽ báo hiệu cho một năm mới bội thu”.

Mọi năm, sản lượng thu hoạch trung bình của hồ đạt khoảng 650 tấn (tính từ đầu tháng 7 năm trước đến cuối tháng 6 năm sau). Năm nay, theo Trung úy Lê Minh Tấn, Đội trưởng Đội Nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây dự kiến sẽ đạt khoảng 700 tấn và vươn ra chinh phục thêm thị trường tỉnh An Giang và TP.Cần Thơ với cá trôi và cá mè đã được hồ nuôi từ lâu.

Hiện nay, Đội Nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây cũng đang nuôi thử giống cá vồ đém (giống cá đặc thù của miền Tây) và diêu hồng. Đến nay, cá diêu hồng đã cho kết quả thu hoạch tốt, còn cá vồ đém mới thả từ tháng 10-2019 đang phát triển khá tốt.

Trung úy Lê Minh Tấn nói thêm: “Bên cạnh việc cung cấp cá cho bếp ăn một số đơn vị quân đội trong tỉnh, chúng tôi chủ yếu cung cấp cá cho một số thương lái quen tiếp cận các thị trường TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Thuận. Năm ngoái, chúng tôi thử tiếp cận thị trường một số tỉnh miền Tây thì thấy có tiềm năng với cá trôi và cá mè nên năm nay chúng tôi sẽ “tấn công” mạnh vào thị trường mới này. Do 2 giống cá này không thích hợp với môi trường nước ở khu vực miền Tây mà thị trường lại có nhu cầu nên chúng tôi hướng đến miền Tây để mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa”.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 06/02/2020
Đăng Tùng
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 17:16 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 17:16 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 17:16 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 17:16 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 17:16 23/11/2024
Some text some message..