Keo mật ong và công dụng phòng trị bệnh trên cá

Nghiên cứu cho thấy viêc tận dụng nguồn phụ phẩm keo ong mật vào hoạt động nuôi trồng thủy sản sẽ giúp chúng ta hạn chế tác hại do vi khuẩn xuất huyết gây ra trên cá đồng thời còn giúp cá tăng trưởng hiệu quả hơn.

Keo mật ong và công dụng phòng trị bệnh trên cá
Keo mật ong mật. Ảnh: Internet

Keo ong, một chất nhựa được ong mật Apis mellifera thu thập từ nhiều nguồn thực vật khác nhau và trộn với sáp ong.  Keo ong mật là một nguồn vật liệu đa chức năng được các loài ong sử dụng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ bằng việc sử dụng như một chất trám cho các không gian không mong muốn trong tổ ong. Keo ong được sử dụng để lấp kín những khoảng trống nhỏ (khoảng 6 mm hoặc ít hơn), trong khi các không gian lớn hơn thường được lấp đầy bởi sáp ong. Màu sắc của nó tùy thuộc vào nguồn thực vật, trong đó màu nâu sẫm là phổ biến nhất. Keo ong khá dính ở nhiệt độ phòng, 20 °C (68 °F).

Ở nhiệt độ thấp, nó trở nên cứng và rất giòn. Các phân tử có hoạt tính y dược trong keo ong là chất flavonoid, axit phenolic và este của chúng. Các thành phần này có nhiều tác dụng chống lại vi khuẩn, nấm và virus. Ngoài ra, keo ong và các thành phần có trong keo ong có tác dụng chống viêm và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sử dụng keo ong giúp cơ thịt của cá tăng trưởng tốt hơn.

Keo ong mật được sản xuất bằng cách tách chiết khỏi phần sáp ong. Sản phẩm chiết xuất keo ong này có dạng bột có thể tan trong các dung môi Ethenol. 80 μg Keo ong-ethanolic và sáp ong thô (1%) được thêm vào chế độ ăn cơ bản (30% protein thô) để đánh giá hiệu quả của chúng về khả năng sinh trưởng của cá, khả năng miễn dịch và đề kháng với A. hydrophila.

Đánh giá hiệu quả của keo ong mật trên cá


Ảnh: mrussellphotography.com

225 cá thể cá rô phi Oreochromis niloticus (8 ± 0,45 g/con) được chia thành ba phương pháp điều trị (T), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nhóm cá T1 được cho ăn theo chế độ ăn cơ bản (đối chứng). Nhóm cá T2 được cho ăn chế độ ăn có chứa chiết xuất từ etanol-ethanolic. Cá của nhóm T3 được cho ăn chế độ ăn có chứa keo ong thô trong 28 ngày. Cá được thử nghiệm gây nhiễm bệnh với  vi khuẩn A. hydrophila (0,2 × 107 tế bào/ml) bằng phương pháp tiêm màng bụng vào cuối thời gian cho ăn và giữ trong 15 ngày nữa.

Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tốt nhất và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thu được ở nhóm cá T2 (chứa chiết xuất từ etanol-ethanolic từ keo ong mật). Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày, tỷ lệ tăng trưởng cụ thể và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn có ý nghĩa rất lớn trong nhóm này và tiếp theo là nhóm keo ong mật thô T3 khi so sánh với nhóm đối chứng không bổ sung. 

Hàm lượng HCT và monocyte được tăng lên (T2). Không có thay đổi đáng kể về số lượng tế bào lympho trong ba phương pháp điều trị (28–27–28%), trong khi số lượng bạch cầu trung tính giảm đáng kể (7%) ở nhóm T2 và tăng lên (13,11%) ở nhóm đối chứng. Một sự gia tăng đáng kể trong lysozyme huyết thanh và các hoạt tính diệt khuẩn huyết thanh cũng đã được phát hiện ở nhóm cá T2. Phân tích sau thí nghiệm gây nhiễm bệnh thực nghiệm với A. hydrophila cho thấy keo ong mật (RLP) ở nhóm cá T2, T3 giúp cá chống lại vi khuẩn hiệu quả hơn.

Từ báo cáo cho thấy chiết xuất keo ong giúp tăng cường đáng kể khả năng tăng trưởng, khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cá chống lại mầm bệnh do A. hydrophila. Hiện nay, ngành nuôi ong mật đã phát triển khá phổ biến đối với nhiều khu vực tại nước ta nhưng các phụ phẩm từ tổ ong vẫn còn chưa tận dụng triệt để. Nghiên cứu này cho chúng ta thấy một sản phẩm phụ phẩm trong ngành sản xuất mật ong có thể giúp ngành nuôi trồng thủy sản tận dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như hạn chế thiệt hại cho người nuôi cá.

Đăng ngày 18/07/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 20:51 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 20:51 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 20:51 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:51 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:51 24/03/2025
Some text some message..