Kết nối và xây dựng chuỗi giá trị cá bổi khô

Tiến tới thực hiện Dự án “Kết nối và xây dựng chuỗi giá trị cá bổi khô trên địa bàn và Thu thập dữ liệu doanh nghiệp để hình thành website thông tin về kinh doanh và thương mại tại tỉnh Cà Mau”, sáng 24/3, Đoàn công tác Viện Mekong do ông Sa-nga Suttanun, Quản lý Dự án, có buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh về tiến độ Dự án.

Kết nối và xây dựng chuỗi giá trị cá bổi khô
Sản phẩm cá bổi khô Cà Mau phần lớn tiêu thụ trong nước.

Thông tin về tiến độ Dự án, ông Nguyễn Lê Thái, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, cho biết, địa bàn thực hiện sẽ được triển khai tại huyện Trần Văn Thời và U Minh, với tổng diện tích trên 250ha, sản lượng 20 tấn/ha, trọng lượng 8 con/kg.
Đây là vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn theo hệ sinh thái ngọt, chủ yếu nuôi cá bổi trong ao vườn.

Ông La Văn Hiếu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: “Dự án hướng mục tiêu tạo chuỗi giá trị sản phẩm từ đầu vào, nuôi cá, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; tạo ra thương hiệu và quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị ngành hàng con cá bổi Cà Mau…”.

Ông Vũ Đức Hùng, cán bộ Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Sản phẩm cá bổi hiện phần lớn tiêu thụ trong nước, một phần nhỏ xuất khẩu sang Đài Loan và Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Với lợi thế phát triển của nghề nuôi, vùng nuôi đang mở rộng ra một phần huyện Thới Bình và TP. Cà Mau, phấn đấu đến năm 2020 sẽ có vùng nguyên liệu khoảng 500ha với sản lượng 7.500 tấn. Cùng với đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, xúc tiến sản phẩm sang các thị trường tiêu thụ lớn ở nước ngoài.

Cùng với mật ong U Minh Hạ, cá bổi khô hiện không chỉ là sản phẩm ẩm thực thuần túy mà còn mang đặc trưng văn hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng đất Nam Bộ, tạo nên sản phẩm du lịch, được du khách trong và ngoài nước lựa chọn tiêu dùng, quà tặng du lịch…

Dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” do Viện Mekong (Thái Lan) thực hiện tại 19 tỉnh thuộc hành lang kinh tế phía Nam Mekong thuộc 4 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Myanmar từ nguồn tài trợ của Quỹ phát triển Nhật Bản. Tại Cà Mau, trong hai năm thực hiện, ngoài hợp phần đã nêu, Dự án được triển khai hợp phần về thu thập dữ liệu cho khoảng 100 doanh nghiệp, để hình thành website thông tin về kinh doanh và thương mại.

Tạp Chí Thủy Sản
Đăng ngày 27/03/2017
Thiên Trường
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:59 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 10:59 15/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:59 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 10:59 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:59 15/01/2025
Some text some message..