Cụ thể: Huyện Bình Đại 8 mầu giáp xác tự nhiên nhiễm đốm trắng/14 mẫu, Huyện Ba Tri 7/9 mẫu, Huyện Thạnh Phú 8/12.
Qua kết quả quan trắc cho thấy, tỷ lệ mẫu giáp xác tự nhiên phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng là 65,71% tăng so với kỳ trước (28,57%). Cụ thể: huyện Bình Đại 57,14% tăng so với kỳ trước (28,57%) và huyện Ba Tri 77,78% tăng so với kỳ trước (0%), huyện Thạnh Phú 66,67% tăng so với kỳ trước (50%).
Nguồn nước trên các kênh, rạch tự nhiên có các thông số thủy lý, hóa phù hợp cho nuôi tôm biển. Tuy nhiên, ở một số điểm thu mẫu trên địa bàn huyện Bình Đại có nồng độ oxy hòa tan (DO) thấp so với ngưỡng cho phép (≥ 4 mg/l) như rạch Bình Trung 3,5 mg/l, rạch Khâu Băng 3,5 mg/l; nồng độ H2S vượt ngưỡng cho phép (<0,05 mg/l) như huyện Bình Đại: rạch Mây 0,05 mg/l.
Khuyến cáo
Qua kết quả phân tích, bệnh đốm trắng trên các kênh rạch ngoài tự nhiên trong đợt thu mẫu tăng hơn gấp đôi so với kỳ trước. Hơn nữa, nhiệt độ môi trường giảm (24-30oC). Vì vậy, người nuôi tôm cần chú ý:
- Tuyệt đối không lấy nước trực tiếp từ kênh cấp vào ao nuôi. Cần bố trí ao lắng và phải xử lý Chlorine 30 kg/1000m3 (sản phẩm thương mại có hoạt chất Chlorine70%) trước khi cấp vào ao nuôi.
- Rãi vôi nung (CaO) quanh bờ ao nuôi để ổn định pH, giảm khí độc H2S. Nếu mưa lớn thì mở quạt nước, xử lý các sản phẩm chống sốc cho tôm như: Yuca, Clinzet, C tạt ...theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
- Duy trì mực nước tối thiểu từ 1,3 - 1,8m; kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao nuôi trong ngưỡng thích hợp (pH: 7,5 - 8,5, độ kiềm ≥ 80 mg/lít, DO ≥ 4 mg/l).
- Tuyệt đối không xả thải bùn đáy ao, mầm bệnh chưa qua xử lý ra kênh rạch tự nhiên.
- Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc bị chết bất thường phải khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, nhân viên Thú y xã, Ủy ban nhân dân xã hoặc Trạm chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly, xử lý dập dịch.