Kết thúc vụ nuôi tôm năm 2013 ở Tuy Phước: Năng suất tăng, dịch bệnh giảm

Trong năm 2013, nhờ thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng… nên dịch bệnh tôm nuôi ở Tuy Phước (Bình Định) được khống chế đáng kể, năng suất tôm đạt khá, người nuôi tôm thu nhập khá cao.

thu hoạch tôm thẻ
Thu hoạch tôm nuôi ở xã Phước Sơn. Ảnh: N. HÂN

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

Đến nay, hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đã thu hoạch xong. Năng suất tôm bình quân gần 958 kg/ha, tăng 1,2% so với vụ nuôi tôm năm 2012; sản lượng tôm nuôi đạt 1.366 tấn, tăng 3,83%. Nhiều vùng nuôi liên tiếp nhiều năm bị dịch bệnh hoành hành thì vụ nuôi tôm năm nay cũng được mùa, năng suất đạt khá, lãi ròng trung bình từ 30 - 60 triệu đồng/ha; cá biệt, nhiều diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đạt lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.

Bên cạnh được mùa tôm nuôi, giá tôm sú, TTCT trong năm 2013 cũng tăng 20 - 30% so với các năm trước làm cho thu nhập của người nuôi tôm tăng đáng kể. TTCT giá bình quân cả vụ từ 120 - 140 ngàn đồng/kg (loại từ 80 - 100 con/kg); tôm sú 170 - 180 ngàn đồng/kg (40 - 50 con/kg).

Ông Trần Văn Nghị, nuôi tôm ở khu vực hồ Đồng, thôn Kim Đông, xã Phước Hòa, cho biết: “Tôi nuôi 1 ha TTCT, năng suất đạt 7,5 tấn/ha/vụ. Với giá tôm ổn định ở mức 130 ngàn đồng/kg, tôi có thu nhập trên 900 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 500 triệu đồng. Vụ nuôi tôm năm nay được xem là thành công nhất trong nhiều vụ nuôi gần đây của gia đình tôi”.

Ông Nguyễn Văn Nhâm, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, cho biết: “Niên vụ nuôi tôm năm 2013, toàn xã có gần 327 ha mặt nước nuôi tôm. Đến nay, người nuôi tôm đã thu hoạch 100% diện tích. Nhờ dịch bệnh được khống chế, năng suất tôm bình quân vụ 1 đạt 4 tấn/ha, vụ 2 đạt 1,5 tấn/ha; tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ các năm trước. Giá tôm năm nay tăng mạnh nên phần lớn người nuôi tôm ở địa phương có thu nhập khá”.

Đáng ghi nhận là người nuôi tôm ở Tuy Phước đã ý thức được việc nuôi tôm cộng đồng và đã thành lập 13 chi hội, 2 nhóm cộng đồng trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ vốn… Bà con cũng thực hiện tốt chủ trương giảm diện tích nuôi bán thâm canh ở những vùng không đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật hoặc năm trước bị dịch, chuyển sang nuôi quảng canh cải tiến để hạn chế dịch tôm, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí đầu tư.

Theo ông Nguyễn Bay, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước: Địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tổ chức hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật cho hàng trăm lượt ngư dân và triển khai các mô hình trình diễn nuôi tôm có hiệu quả để nhân rộng. Tại các vùng nuôi tôm tập trung, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu nuôi tôm. Tình hình dịch bệnh tôm nuôi trong năm qua cũng giảm đáng kể, chủ yếu là bệnh môi trường, một số ít diện tích bị bệnh đốm trắng đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Có thể nói là người nuôi tôm ở Tuy Phước đã thắng lợi trong vụ nuôi tôm năm nay.

Báo Bình Định, 12/11/2013
Đăng ngày 14/11/2013
Nguyễn Hân
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 09:57 15/05/2024

Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
• 09:36 15/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 09:40 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:40 13/05/2024

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 23:26 15/05/2024

Tép Bạc đưa thức ăn tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại châu Á về Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn cho tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Châu Á ở Việt Nam.

Thức ăn tôm Thái Union
• 23:26 15/05/2024

Cách nâng kiềm trong ao nuôi tôm nước ngọt

Trong việc quản lý ao nuôi nước ngọt, việc duy trì mức độ kiềm phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Tuy nhiên, đối với nhiều người nuôi, việc duy trì mức kiềm trong ao nước có thể là một thách thức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các phương pháp hiệu quả để nâng cao mức độ kiềm cho ao nước ngọt, giúp tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 23:26 15/05/2024

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 23:26 15/05/2024

Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
• 23:26 15/05/2024