Khá lên nhờ rắn ri voi

Rắn ri voi dễ nuôi, ít dịch bệnh, ít tốn chi phí, thời gian thu hoạch ngắn nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế cao khiến nhiều hộ dân ở Tây Ninh khá lên từ mô hình này.

rắn ri voi
Ông Hồng kiểm tra rắn ri voi trong hồ nuôi - Ảnh: Giang Phương

Mày mò từ thất bại

Tận dụng nguồn cá tươi phong phú ngay tại làng cá hồ Dầu Tiếng (H.Dương Minh Châu, Tây Ninh) làm nguồn thức ăn chính cho rắn, cộng với kỹ thuật nuôi tốt, hộ ông Nguyễn Văn Hồng (53 tuổi, ngụ ấp B4, xã Phước Minh, H. Dương Minh Châu) và hộ ông Trương Hoài Nam cùng nhiều hộ dân khác đang khá lên từ mô hình nuôi rắn ri voi trong ao hồ. Trước khi bắt đầu nuôi rắn ri voi, ông Hồng đã nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá tra, cá lóc và ba ba. Thế nhưng các mô hình này phải tốn nhiều chi phí, nhân công mà thu nhập lại thấp dẫn đến lỗ vốn. Khoảng giữa năm 2010, một lần ông Hồng xem trên truyền hình thấy hướng dẫn nuôi rắn ri voi mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ông bắt đầu tìm tòi học hỏi. Từ những kiến thức thực tiễn, kiến thức do hội nông dân xã và trạm khuyến nông huyện hướng dẫn, ông Hồng mạnh dạn tăng dần số lượng rắn nuôi.

Ban đầu, để có nguồn rắn giống, ông Hồng cần mẫn thu gom rắn nhỏ lẻ từ những hộ dân đánh bắt ngoài tự nhiên với giá 400.000 – 500.000 đồng/kg, mỗi lần chỉ gom được vài ký. Sau khi tìm hiểu về đặc tính của loài rắn nước này, ông Hồng đầu tư cải tạo 4 chuồng heo cũ và một ao đất cạnh nhà làm ao nuôi rắn. Mỗi ao nuôi khoảng 20 ký rắn giống. Về quy cách hồ nuôi, ông Hồng cho biết: “Đối với hồ xây bằng xi măng, cần xây tường cao khoảng 1,2 – 1,4 m để tránh rắn thoát ra ngoài. Đồng thời, hồ nuôi phải âm xuống đất khoảng 1m. Trong hồ bỏ thêm một lớp đất bùn khoảng 0,1 – 0,2 m, mực nước khoảng 0,6 – 0,8 m. Điều cần thiết là thả lục bình hoặc trồng cỏ trong hồ để che nắng và có chỗ lẩn trốn cho rắn”. Theo ông Hồng, nuôi rắn trong hồ xây người nuôi sẽ dễ dàng điều tiết được lượng nước trong hồ. Còn đối với hồ tự nhiên cũng cần xây tường cao bao xung quanh và thuận lợi cấp thoát nước khi cần thiết.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

Hiện rắn ri voi trên thị trường có giá từ 500.000 - 700.000 đồng/kg. Thuận lợi nhất là nguồn thức ăn cho rắn từ các loài cá da trơn hoặc cá có vảy nhỏ được người dân đánh bắt mỗi ngày ngay trong khu vực hồ Dầu Tiếng. “Ở ao nuôi tự nhiên, tôi thường thả cá sống để dù rắn ăn không hết vẫn còn thức ăn dự trữ trong vài ngày”, ông Hồng bật mí. “Ngày trước nuôi cá tra, cá lóc bông, ba ba cũng với số lượng này mà vốn nặng, tốn nhiều công chăm sóc hơn, chi phí trả thêm cho một nhân công gần 200.000 đồng/ngày. Trong khi đó nuôi rắn ri voi, chỉ cần dành vài tiếng mỗi ngày để cho rắn ăn và mua thức ăn cho rắn, thời gian rảnh có thể làm được những việc khác tăng thu nhập gia đình. Mặc khác, nuôi rắn ri voi ngắn hơn đến vài tháng (12-14 tháng) so với nuôi ba ba (16-18 tháng) nên giảm được nhiều chi phí”. Ông Hồng chia sẻ thêm.

Ông Đỗ Hoàng Phúc, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Minh cho biết thêm, mô hình nuôi rắn ri voi là mô hình mới của xã Phước Minh bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân. Nói về hiệu quả kinh tế, ông Phúc phân tích thêm, cứ 100 con rắn từ lúc nuôi đến khi thu hoạch, trừ các chi phí, người nuôi có lãi khoảng 35 triệu đồng. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả này để đông đảo người dân được tiếp cận cải thiện cuộc sống”, ông Phúc nói.

Báo Thanh Niên, 16/12/2013
Đăng ngày 17/12/2013
Giang Phương
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 18:17 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 18:17 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 18:17 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:17 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 18:17 26/12/2024
Some text some message..