Khả năng tuyệt vời của kỹ sư cải tạo môi trường biển

Các nhà nghiên cứu của Trạm Thử nghiệm Nông nghiệp New Hampshire đang tìm hiểu xem liệu hàu có thể đóng một vai trò nào đó trong việc cải thiện chất lượng nước ở cửa sông Great Bay hay không.

Hàu
Hàu và các loài động vật có vỏ khác có thể giúp quản lý hiệu quả sự phú dưỡng của môi trường biển. Ảnh: Đại học New Hampshire

Ngày nay hiện trạng ô nhiễm ở các vùng ven biển ở nhiều nơi trên thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng, tàn phá nặng nề đến môi trường của các loài thủy sinh vật. Nguồn dưỡng chất dư thừa từ nước thải của hoạt động nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như đạm đã gây ra hiện tượng phú dưỡng và tảo nở hoa.  

Các dẫn chứng từ nghiên cứu của Giáo sư Ray Grizzle đến từ Đại học New Hampshire đã xác định rằng mỗi con hàu loại bỏ khoảng hai phần mười gam Nitơ và chúng cũng loại bỏ Carbon khỏi môi trường sống khi chúng được thu hoạch.

Hàu Thái Bình DươngHàu Thái Bình Dương được treo dây, nuôi trong lồng bè tại vùng biển Vân Đồn. Ảnh: BIM group.

Trong một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên website Estuaries and Coasts, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng Hàu và các loài động vật có vỏ khác có thể giúp bổ sung cho các phương pháp quản lý dinh dưỡng trên đất liền, chẳng hạn như nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải xung quanh cửa sông Great Bay để giảm sản lượng nitơ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong khi hàu tự nhiên luân chuyển một lượng nhỏ nitơ đó trở lại môi trường, hàu nuôi sau khi được thu hoạch từ cửa sông sẽ trực tiếp loại bỏ nitơ khỏi hệ sinh thái thủy sinh. 

Trong một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Estuaries and Coasts, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng Hàu và các loài động vật có vỏ khác có thể giúp giảm lượng nitơ trong nước thải của các nhà máy và hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong môi trường tự nhiên Hàu chỉ luân chuyển một lượng nhỏ nitơ trở lại môi trường. Bên cạnh đó, Hàu nuôi sau khi được thu hoạch từ vùng cửa sông hoặc trong các thủy vực tự nhiên khác sẽ trực tiếp loại bỏ nitơ khỏi hệ sinh thái.

Suzanne Bricker, điều tra viên chính của nghiên cứu năm 2020 và là nhà khoa học hàng đầu về các dịch vụ hệ sinh thái hàu của Trung tâm Quốc gia về Khoa học Đại dương ven biển (NOAA), ước tính rằng lượng nitơ bị loại bỏ bởi các trang trại nuôi hàu và rạn san hô Great Bay hiện có là 0,61 tấn mỗi năm - và có thể là cao tới 2,35 tấn/năm nếu diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng đến mức tối đa phù hợp. Một phân tích kinh tế được thực hiện như một phần của nghiên cứu để ước tính giá trị lượng nitơ do hàu loại bỏ so với sử dụng các phương pháp khác có thể tiết kiệm được số tiền là 105.000 đô la mỗi năm và có thể lên tới 405.000 đô la mỗi năm ở diện tích nuôi hiện tại và mở rộng thêm. 

Thả hàuDự án thả 1 tỷ con hàu làm sạch biển ở cảng biển New York. Ảnh: Jeff Bush

Bricker cho biết: “Loại bỏ lượng đạm dư thừa và các hợp chất hữu cơ trong nước bằng cách nuôi hàu là biện pháp quản lý sự phú dưỡng ở các thủy vực tự nhiên phù hợp  một cách hiệu quả của chúng tôi sẽ góp phần phục hồi chất lượng nước ở các cửa sông”. “Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ngành về lĩnh vực kinh tế, khẳng định rằng việc sử dụng Hàu để loại bỏ chất dinh dưỡng là một lợi ích đôi bên cùng có lợi cho hoạt động sản xuất thủy sản ở các vùng ven biển và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi”.

Chính vì khả năng tiêu thụ vật chất hữu cơ đặc biệt là đạm, Hàu được các nhà nghiên cứu xem là một máy lọc sinh học đầy triển vọng để cải thiện tình trạng trên. Hơn thế nữa, Hàu được biết là loài sinh vật có giá trị kinh tế cao. Qua đó, nhóm nghiên cứu cho rằng, Hàu có thể giúp nuôi đạt được cả hai mục đích, vừa có thể bảo vệ môi trường vừa đem lại nguồn thu nhập.

Đăng ngày 25/11/2022
Thiện Tâm @thien-tam
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 10:50 13/06/2025

Nguyên liệu lên men: Một xu hướng mới trong dinh dưỡng thủy sản

Thức ăn thương mại đóng vai trò then chốt trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, do chiếm từ 50% đến 70% tổng chi phí sản xuất.

Thức ăn tôm
• 10:50 03/06/2025

Cá thông minh đến mức nào?

Trong một thời gian dài, khả năng nhận thức của cá thường bị đánh giá thấp, phần lớn do các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm – nơi không phản ánh đầy đủ điều kiện sống tự nhiên. Những hạn chế của việc nuôi nhốt, bao gồm cả stress và thiếu kích thích môi trường, có thể làm sai lệch hành vi và hiệu suất nhận thức của cá, từ đó dẫn đến những hiểu biết phiến diện về năng lực trí tuệ của chúng.

Cá
• 10:53 28/05/2025

Ứng dụng Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản đang đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững, việc ứng dụng các vi sinh vật có lợi trong nuôi trồng đang ngày càng phổ biến. Hai trong số những loài vi khuẩn được ứng dụng rộng rãi là Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis – những chủng có khả năng sinh enzyme mạnh, hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và cải thiện môi trường nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:01 27/05/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 18:47 18/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:47 18/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 18:47 18/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 18:47 18/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 18:47 18/06/2025
Some text some message..