Mô hình nuôi tôm sạch của Công ty Trúc Anh - Ảnh: T.T.Phong
Trong khi đó, các giải pháp nuôi tôm bằng quy trình hóa chất, kháng sinh trước đây chưa mang lại hiệu quả ổn định mà ngược lại do áp dụng lâu ngày đã làm cho nghề nuôi tôm đứng trước những thách thức lớn về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường khiến nhiều hộ nuôi tôm phải lâm vào cảnh khó khăn. Điều bất cập hiện nay là một số hộ nuôi vẫn còn thiếu ý thức: xả nước thải, nước tôm nhiễm bệnh trực tiếp ra kênh rạch công cộng gây ảnh hưởng chung đến vùng nuôi. Trong khi tình trạng bồi lắng quá nhanh của các tuyến kênh dẫn đến thiếu nước cục bộ ở một số khu vực; dịch bệnh có xu hướng lây lan mạnh, khó kiểm soát. Ngoài nguyên nhân khách quan như: thời tiết biến đổi, con giống kém chất lượng, nguồn nước ô nhiễm trầm trọng... thì sự chủ quan trong quy trình nuôi, đặc biệt là việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm ở ĐBSCL.
Ở Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm công nghiệp sử dụng các chế phẩm vi sinh bắt đầu xuất hiện từ năm 2003 và ngày càng phát triển mạnh về quy mô, diện tích. Mô hình nuôi này đã nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro so với sử dụng hóa chất, kháng sinh như trước đây. Theo thống kê ngành nông nghiệp Bạc Liêu, diện tích nuôi tôm công nghiệp dao động hằng năm khoảng 12.000 ha và cho đến nay số hộ sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ hoặc không định kỳ chiếm khoảng 90%, trong đó có trên 65% hộ nuôi đạt hiệu quả. Qua đó cho thấy, phần lớn hộ nuôi tôm công nghiệp sử dụng chế phẩm vi sinh đều đạt hiệu quả cao so với chỉ đơn thuần sử dụng hóa chất. Do đó, thực hiện quy trình nuôi tôm sạch sử dụng chế phẩm vi sinh hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó tạo nên một môi trường sạch, giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, cho năng suất và lợi nhuận cao. Ngoài ra, môi trường nhờ đó mà không bị phá hoại, tạo thuận lợi cho người nuôi có thể khai thác lâu dài, vòng quay nhanh với chi phí thấp nhất. Thực tế chứng minh việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm vừa đắt tiền, vừa bị thị trường, người tiêu dùng tẩy chay.
Người nuôi tôm ở các tỉnh tham quan mô hình nuôi tôm sạch của Công ty Trúc Anh - Ảnh: T.T.Phong
Kỹ sư Lê Anh Xuân cho biết Công ty Trúc Anh luôn hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững ở khu vực ĐBSCL, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng quy trình nuôi giảm rủi ro theo hướng cộng đồng, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và điều kiện kinh tế của các nông hộ. Công ty Trúc Anh luôn tiên phong trong ứng dụng, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu nhất để chuyển giao cho nông dân. Với diện tích 70.000 m2 (20 ao nuôi tôm tại ấp Công Điền, xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu), qua nhiều năm nuôi khảo nghiệm, công ty rút ra cho mình một quy trình nuôi tôm sạch chỉ sử dụng các sản phẩm vi sinh do công ty sản xuất. Để tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm, gần đây công ty mạnh dạn đầu tư, mở rộng thêm 9 ha (24 ao tại khu ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu). Từ kết quả thực tiễn, trong nhiều năm công ty đã tận tình tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ quy trình nuôi cho hàng nghìn lượt hộ thông qua các buổi hội thảo, tham quan trực tiếp khu nuôi tôm của công ty. Qua đó nhiều hộ dân từ nuôi tôm thua lỗ, nợ nần nay nuôi tôm hiệu quả và ổn định hơn. Hiện quy trình nuôi tôm sạch của Công ty Trúc Anh đang được nhiều hộ dân ở ĐBSCL ứng dụng rộng rãi, đều mang lại hiệu quả khả quan.