Khắc phục tình trạng ngao chết tại Kim Sơn

Khu vực Cồn Nổi của huyện Kim Sơn là bãi nuôi ngao tập trung, với diện tích hơn 1.000ha. Trong 2 tháng trở lại đây, tại bãi nuôi đã xảy ra tình trạng ngao thương phẩm chết rải rác, cá biệt có hộ nuôi ngao chết đến gần một nửa sản lượng.

Khắc phục tình trạng ngao chết tại Kim Sơn
Các hộ nuôi ngao tại Cồn Nổi thuê lao động để thu dọn xác ngao đã chết.

Theo người nuôi, chưa có năm nào ngao chết nhiều như năm nay, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi trồng.

Năm 2018, gia đình anh Trần Văn Mạnh, xóm 7, xã Kim Tân (huyện Kim Sơn) đã đầu tư hơn 20 tấn ngao giống để thả nuôi trên diện tích gần 7ha. Sau gần 1 năm, ngao sinh trưởng và phát triển tốt và chuẩn bị cho thu hoạch. Tuy nhiên đến đầu tháng 1 năm nay, lác đác xuất hiện tình trạng ngao chết và gần đây thì ngao chết trắng đầm, làm thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. 

Anh Mạnh cho biết: Gia đình tôi nuôi thả ở đây từ lâu, nhưng chưa năm nào ngao bị chết nhiều như năm nay. Khi thủy triều lên, vỏ ngao đã chết nổi lên trên mặt nước, đến khi thủy triều xuống thì vỏ ngao vướng lại trên mặt đầm. Để đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho số ngao còn lại, gia đình đã thuê người nhặt. Bây giờ đã là lần thứ 3 nhưng vẫn chưa hết.

Là một trong những hộ đầu tiên nuôi thả ở khu vực Cồn Nổi, nhưng chưa năm nào ông Đinh Văn Tỵ (xã Kim Tân) phải chứng kiến cảnh ngao chết nhiều như năm nay. Ông Tỵ chia sẻ: Trong khi các bãi nuôi khác chỉ chết rải rác thì tại bãi nuôi của gia đình nhà tôi, ngao chết nhiều nhất ở khu vực Cồn Nổi này. 

Mỗi năm, việc nuôi ngao đem lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập khoảng 5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi được gần 3 tỷ đồng. Với tình trạng ngao chết như năm nay, gia đình ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng. Trong nhiều ngày qua, gia đình phải thuê 12 lao động để nhặt vỏ ngao, dọn bãi, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tình trạng ngao chết rải rác trên diện tích hơn 1.000ha bãi nuôi tại khu vực Cồn Nổi của huyện Kim Sơn xảy ra từ đầu tháng 2/2019, chủ yếu là ngao thương phẩm có kích cỡ từ 60-70 con/kg. Bên cạnh đó, tại các bãi nuôi mới thả ngao giống cũng xuất hiện một loại sinh vật lạ với mật độ cao. 

Để tìm rõ nguyên nhân và khắc phục tình trạng trên, Chi cục Thủy sản tỉnh đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Sơn cắt cử cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, thu mẫu môi trường, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu và cảnh báo môi trường vùng nuôi để đưa ra khuyến cáo cho người dân. 

Đồng thời gửi mẫu ngao giống đến Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, gửi mẫu sinh vật lạ đến Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, ngao giống không bị nhiễm bệnh còn sinh vật lạ kia được xác định là rết biển hay sâu biển, người dân địa phương thường gọi là sâu róm biển.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngao chết, ông Phạm Văn Hải, Trạm trưởng Trạm Thủy sản Kim Sơn - Yên Khánh (Chi cục Thủy sản tỉnh) cho biết: Tình hình loài sâu biển phát triển mạnh cũng gây ảnh hưởng một phần đến việc ngao bị chết, do ngao giống là thức ăn của sinh vật này. Nhưng nguyên nhân chính là do mật độ nuôi thả dày, ngao thương phẩm bị yếu qua quá trình sinh sản. 

Đặc biệt, thời tiết sương muối kéo dài làm cho các yếu tố môi trường thay đổi, gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của ngao. Để đảm bảo cho vụ nuôi tốt, trước khi thả giống, bà con cần phải dọn sạch đáy, chọn ngao giống lớn và đảm bảo chất lượng, chỉ thả mật độ từ 350 con/m2.

Trong thời gian này, Chi cục Thủy sản tỉnh đang tập trung chỉ đạo các hộ nuôi khẩn trương thu gom xác ngao, thu gom số ngao giống còn lại để tiến hành tu sửa, vệ sinh, cải tạo bãi nuôi ngao, sửa sang hệ thống lưới vây và thả giống bổ sung để đảm bảo mật độ ương nuôi. 

Đồng thời khuyến cáo các hộ nuôi ngao cần chủ động tích cực diệt sâu biển bằng biện pháp thủ công như giăng lưới, quang đăng để bắt và diệt trừ. Hoặc sử dụng nguồn thắp sáng để kích thích, dẫn dụ sâu biển nổi lên mặt nước tập trung ở một điểm, sau đó dùng lưới, vợt bắt. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc không trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc để tiêu diệt sâu biển, gây ảnh hưởng xấu tới ngao nuôi và môi trường xung quanh.

Mong rằng, các biện pháp kịp thời nêu trên sẽ đạt hiệu quả cao, giúp sớm chấm dứt tình trạng ngao chết tại bãi nuôi Cồn Nổi của huyện Kim Sơn, giảm thiểu phần nào thiệt hại về kinh tế cho các hộ nuôi. Đồng thời, đây cũng là một bài học kinh nghiệm sâu sắc cho chính người dân và ngành chức năng để đạt thành công cho các vụ nuôi tiếp theo.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 21/04/2019
Thái Học
Dịch bệnh
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 10:22 30/05/2023

8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp bà con nên chú ý (Phần 1)

Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,... Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Vì vậy, bà con nên nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Tôm thẻ
• 10:24 25/05/2023

Sợ tôm dịch bệnh, nông dân không mặn mà thả nuôi vụ chính

Đang vào vụ chính, nhưng nhiều người nuôi tôm ở các xã vùng đông của Thăng Bình không dám đầu tư thả giống vì sợ tôm dịch bệnh, dẫn đến thua lỗ nặng.

Ao tôm
• 15:00 09/05/2023

Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2580/BNN-TY ngày 25/4/2023 đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Bệnh trên tôm
• 11:01 27/04/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 10:45 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 10:45 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 10:45 04/06/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 10:45 04/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 10:45 04/06/2023