Khắc phục triệt để sai sót trong hỗ trợ thiệt hại do thiên tai

Việc hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp cho nông dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm mặn trên địa bàn Cà Mau có sai sót, nhiều người bị thiệt hại nhưng không được hỗ trợ, trong khi đó, có người không cấy một cây lúa nào lại được, gây nhiều bức xúc của người dân. Qua đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh công tác rà soát, khắc phục sai sót trong hỗ trợ thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện U Minh và Trần Văn Thời. Ðến nay công tác này đã được các địa phương tiến hành khắc phục khá hiệu quả.

hỗ trợ mặn hạn
Ông Nguyễn Văn Trước - một trong nhiều hộ dân ở địa bàn xã Nguyễn Phích, huyện U Minh bị thiệt hại nhưng không được hỗ trợ.    Ảnh: Ð.D

Ông Nguyễn Văn Trước, Ấp 7, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỏ ra bức xúc khi thấy bà con xung quanh nhận tiền hỗ trợ khôi phục sản xuất do bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm mặn, nhưng riêng ông thì không thấy đá động đến: “Ðất tôi lúc đầu cấy lúa cũng phát triển nhưng đến lúc nở bụi chừng miệng chén thì chết dần, trổ không được. Vụ lúa trên đất nuôi tôm vừa rồi tôi không thu hoạch được giạ lúa nào. Khi địa phương thống kê thiệt hại thì tôi cũng báo, nhưng khi nhận tiền thì trong danh sách lại không có tên. Ngay từ lúc gieo mạ đến cấy lúa thì trưởng ấp đều biết nhưng lại không thống kê cho tôi?!”.

Quá bức xúc nên ông Nguyễn Văn Trước đã làm đơn khiếu nại đến UBND xã Nguyễn Phích.

Kê khống để nhận hỗ trợ

Ông Võ Văn Liêu, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, cho biết: “Việc thống kê diện tích thiệt hại phần lớn do ấp làm. Tuy nhiên, do một số cán bộ làm không sâu sát nên bỏ sót nhiều trường hợp, thậm chí có người không cấy lúa mà cũng ghi có. Cụ thể như trường hợp Trưởng Ấp 1 của xã, diện tích chỉ có 0,5 ha nhưng kê lên đến 6,5 ha và nhận 9 triệu đồng. Số tiền này xã đã thu hồi. Còn thống kê sai sót thì đứng ra xin lỗi dân và khắc phục thiếu sót. Qua rà soát, trên địa bàn có đến 395 hộ bỏ sót, diện tích là 581 ha. Nguyên nhân chính dẫn đến điều tra sót là vào thời điểm thống kê có thể lúa của dân đang phát triển nên không ghi. Tuy nhiên, về sau lúa của dân bị thiệt hại thì lại không cập nhật”.

Ấp Rạch Lùm A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời cũng có hàng chục hộ dân không được hỗ trợ khôi phục sản xuất lúa bị thiệt hại với nguyên nhân hết sức khó tin là trưởng ấp “quên” không tổ chức họp dân đánh giá thiệt hại!

Không chỉ thống kê thiếu mà nhiều trường hợp hộ dân không trực tiếp sản xuất, không cấy một cây lúa nhưng vẫn được nhận tiền hỗ trợ hoặc kê khống tăng thêm diện tích bị thiệt hại.

Bà Trần Thị Nhanh, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, nói: “Vừa rồi thấy người ra đi nhận tiền tôi cũng đi nhưng ra tới nơi thì phát hiện gia đình tôi không có trong danh sách hỗ trợ nên khiếu nại. Hiện xã đã bổ sung nhưng không biết tới đây có được hỗ trợ không?”.

Khắc phục

Liên quan đến những khiếu nại của dân trong việc hỗ trợ dân khôi phục sản xuất, xâm mặn, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Ngô Thanh Ðiền cho biết: "Huyện vừa kiểm tra, xác minh phát hiện chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân tại Ấp 1, xã Khánh Lâm không đúng với thực tế diện tích lúa bị thiệt hại, chỉ chi trả một nửa nên huyện đã chỉ đạo xã khắc phục, tiến hành chi trả hết cho dân. Ngoài ra, huyện cũng thành lập tổ điều tra, xác minh việc hỗ trợ kinh phí khôi phục sản xuất cho người dân trong vùng bị thiệt hại trên toàn địa bàn huyện. Các xã đang thống kê lại danh sách các hộ dân bị bỏ sót chưa được hỗ trợ hoặc hỗ trợ chưa đủ báo về huyện để có hướng xử lý".

Ông Ðiền cũng cho biết thêm, các hộ dân bị thiệt hại bởi hạn hán thời gian qua đều được hỗ trợ. Nếu số tiền hỗ trợ thiệt hại hết thì huyện phải xuất ngân sách hỗ trợ cho dân, sau đó, sẽ có ý kiến với tỉnh. Còn các hộ không có sản xuất mà lại được hỗ trợ thiệt hại thì tiến hành thu hồi, nộp lại ngân sách. Ðối với cán bộ, đảng viên làm sai sẽ tiến hành kiểm điểm, tuỳ theo tính chất sai sót. Nếu có vi phạm xảy ra thì sẽ xử lý nghiêm, trường hợp nghiêm trọng thì giao cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ những sai sót trên của địa phương, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND huyện U Minh và Trần Văn Thời khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin và xử lý nhanh theo quy định của pháp luật; tiến hành rà soát, thống kê, xác định chính xác tình hình thiệt hại để chi hỗ trợ bổ sung cho các hộ dân theo đúng quy định; tiến hành kiểm điểm những tập thể, cá nhân có liên quan đã để xảy ra sai sót trong việc điều tra, thống kê thiệt hại và chi hỗ trợ cho dân khôi phục sản xuất (Công văn số 3747/UBND-TH ngày 09/6/2016 và Công văn số 4196/UBND-TH ngày 24/6/2016 của UBND tỉnh).

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND các huyện: U Minh, Trần Văn Thời đã có báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh. Cụ thể như một số hộ dân tại Ấp 1, xã Khánh Lâm, huyện U Minh sản xuất lúa bị thiệt hại, nhưng chưa được xét hỗ trợ theo quy định là đúng sự thật. Nguyên nhân do quá trình điều tra thiếu chặt chẽ, dẫn đến sót đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ; thời điểm điều tra lúa đang giai đoạn phát triển, khi kết thúc điều tra thì lúa mới bị thiệt hại, nhưng không kịp thời báo cáo bổ sung danh sách hỗ trợ.

Còn việc UBND xã chỉ chi 50% số tiền được hỗ trợ, còn lại 50% không chi cho hộ dân; bản chi tiền hỗ trợ cho dân thấp hơn bản gửi UBND huyện xét duyệt mức độ thiệt hại. Nội dung này thực tế đã xảy ra tại Ấp 1 và Ấp 4, xã Khánh Lâm, huyện U Minh.

Theo báo cáo giải trình của Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm và kết quả xác minh thực tế thì việc điều tra, thống kê hộ thiệt hại còn bỏ sót. Để có kinh phí chi hỗ trợ bổ sung những hộ thiệt hại, UBND xã Khánh Lâm không báo cáo xin ý kiến UBND huyện, mà chỉ báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Ðảng uỷ xã cắt giảm số tiền chi hỗ trợ cho các đối tượng có tên trong danh sách được hỗ trợ để bù đắp, chi cho các hộ mới phát sinh do điều tra sót.

Trường hợp yêu cầu của 42 hộ dân ấp Rạch Lùm A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không được hỗ trợ kinh phí khôi phục sản xuất, UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo tổ chức họp dân để xác định thiệt hại. Ðến nay, có 17 hộ tự rút đơn, còn 25 hộ tiếp tục yêu cầu. Qua kiểm tra, xác minh, nguyên nhân sai sót do Bí thư Chi bộ và Trưởng ấp Rạch Lùm A không tổ chức họp dân, vì đánh giá khu vực này lúa thu hoạch đạt năng suất trên 4,6 tấn/ha, nên không có cơ sở xem xét hỗ trợ.

Ngày 4/7/2016, Chủ tịch UBND huyện U Minh tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm và các ngành có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ chi hỗ trợ thiệt hại lúa cho người dân. Chỉ đạo Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm tổ chức kiểm điểm đối với những cán bộ của xã đã để xảy ra sai sót và buộc các cá nhân có liên quan nhận khuyết điểm trước dân, đồng thời tiến hành chi trả bổ sung cho các hộ dân thuộc diện được hỗ trợ thiệt hại theo đúng quy định.

UBND xã Khánh Hưng đã kiểm điểm trách nhiệm đối với Phó Chủ tịch UBND xã trực tiếp chỉ đạo, cán bộ phụ trách nông nghiệp, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Rạch Lùm. Ngoài ra, cũng đã tổ chức họp và xin lỗi người dân trong ấp./.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba chỉ đạo thực hiện nghiêm việc chi hỗ trợ kinh phí khôi phục sản xuất cho người dân trong vùng bị thiệt hại trên địa bàn. Khẩn trương thành lập tổ tiến hành rà soát, thu hồi tiền đối với những hộ chi dư, chi không đúng đối tượng, nộp hoàn ngân sách theo quy định. Rà soát, thống kê, lập danh sách bổ sung những đối tượng bị thiệt hại nhưng chưa được đưa vào danh sách hỗ trợ, tuyệt đối không bỏ sót. Tổ chức kiểm điểm đối với những cá nhân đã để xảy ra sai sót; đồng thời tổ chưc họp dân nhận khuyết điểm trước Nhân dân.

Riêng Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích có hình thức kỷ luật và cách chức đối với ông Phạm Tư, Trưởng Ấp 1, do lợi dụng quyền hạn trục lợi cá nhân, chiếm dụng tiền hỗ trợ thiệt hại 9 triệu đồng.

Báo Cà Mau, 05/08/2016
Đăng ngày 05/08/2016
Ðiều tra của Ðặng Duẩn
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 21:00 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:00 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 21:00 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 21:00 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 21:00 14/01/2025
Some text some message..