Khai thác nguồn lợi thủy sản cuối mùa lũ

Nước lũ đang rút dần, cá từ trong các cánh đồng đổ ra kênh, rạch. Đây cũng là thời điểm người dân vùng lũ tập trung đánh bắt thủy sản.

Khai thác nguồn lợi thủy sản cuối mùa lũ
Mùa nước nổi năm nay, lượng thủy sản dồi dào giúp người dân vùng lũ có thêm thu nhập

Tăng thu nhập

Vào mùa nước nổi, nhiều người ở Đồng Tháp Mười đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập. Thời điểm này, trên đồng, dưới kênh, nơi nào cũng thấy người giăng lưới, đặt lọp,... Họ là dân địa phương, cũng có thể người từ nơi khác đến. Theo chân ông Trương Văn Hường, ngụ thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An người có thâm niên “săn” cá sau lũ trên tuyến kênh Hồng Ngự, cứ sáng sớm, ông chuẩn bị tay lưới dài chừng 50-60m để bắt cá. Thời điểm này, cá theo con nước rút về kênh, rạch, chủ yếu là cá linh, mè vinh, dảnh xéo,... Chỉ cần thả lưới xuống kênh độ sâu 2-3m cho trôi theo dòng nước, cứ độ khoảng 150-200m thăm lưới một lần, mỗi lần như thế bắt được 5-10 con cá mè vinh, dảnh xéo. Một ngày, ông kiếm được từ 10-15kg cá, có khi lên tới 20-30kg. Với giá bán 12.000-15.000 đồng/kg như hiện nay, sau 1 ngày thả lưới, ngoài việc cải thiện bữa ăn, ông kiếm được 150.000-300.000 đồng, trang trải cuộc sống.

Còn anh Lê Bình Đông, ngụ xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng, không ruộng đất sản xuất, hơn 10 năm qua, anh làm mướn, lũ về thì giăng lưới, giăng câu. Theo anh, lũ năm nay về sớm, thời gian ngâm lũ trên ruộng kéo dài nên cá sinh sản và phát triển mạnh. Theo kinh nghiệm của anh, khi nước rút, cá trên đồng đổ về các vùng trũng thấp rồi theo nước kênh, rạch, khi đó có thể bắt được nhiều cá. “Với hơn 1.000 lưỡi câu, vào thời điểm này, mỗi đêm, tôi kiếm được khoảng 8-10kg cá (trèn, lăng, trê), bán với giá từ 60.000- 80.000 đồng/kg, kiếm được 300.000-500.000 đồng” - anh Đông nói.

Báo động tình trạng đánh bắt cá trái phép

Bên cạnh đánh bắt cá bằng cách giăng câu, thả lưới, vẫn còn nhiều trường hợp khai thác cá trái phép theo kiểu tận diệt. Dọc các tuyến kênh, rạch hay cánh đồng ở các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa,... và thị xã Kiến Tường, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân dùng xung điện để đánh bắt cá.

Trên cánh đồng thuộc xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng, anh V.V.T đang dùng xung điện bắt cá, cho biết: “Nhiều người dân ở đây vẫn dùng xung điện đánh bắt cá, tôi bắt được hơn 5kg cá lớn, nhỏ”. Mặc dù thời gian qua, các ngành chức năng xử lý nhiều trường hợp đánh bắt thủy sản trái quy định pháp luật, tịch thu dụng cụ, phạt tiền nhưng vì cuộc sống còn khó khăn, muốn có thêm thu nhập nên nhiều người vẫn vi phạm.


Lũ rút, cá từ ruộng theo con nước tràn xuống kênh, rạch, người dân đánh bắt cải thiện bữa ăn, có thêm thu nhập

Trên cánh đồng thuộc xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa, chỉ đoạn ngắn cặp Đường tỉnh 817, chúng tôi bắt gặp 2 trường hợp ngang nhiên dùng xung điện đánh bắt cá, khi chúng tôi tiến lại gần định chụp ảnh thì các đối tượng phát hiện và bỏ đi. Chỉ cần 1-2 triệu đồng là có thể mua một bình ắc-quy 12V và một bộ kích điện để đánh bắt cá. Với cách đánh bắt này, các loại cá lớn, nhỏ đều bị hủy diệt.

Không chỉ dùng bình ắc-quy nhỏ, nhiều người còn sử dụng cào điện công suất lớn, trang bị cả ghe, lưới để “quét sạch” các loại thủy sản trên diện rộng. Trung bình mỗi ngày, người sử dụng xung điện bằng bình ắc-quy cầm tay có thể bắt cả chục kilôgam thủy sản các loại, còn sử dụng ghe cào điện thì số thủy sản bắt được cao hơn 3-5 lần. Ngoài ra, người dân còn sử dụng lưới mắt nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản. Những cách khai thác kiểu tận diệt này làm nguồn lợi thủy sản trên vùng Đồng Tháp Mười bị suy giảm và nguy cơ cạn kiệt.


Tình trạng đánh bắt thủy sản trái phép vẫn còn xảy ra

Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng - Nguyễn Văn Quý cho biết: “Lực lượng công an xã tích cực tuyên truyền để người dân hiểu rõ những tác hại của việc dùng xung điện bắt cá, nhưng hiện nay, tình trạng này vẫn tái diễn và rất khó kiểm soát. Thường các đối tượng này lén lút, “né” lực lượng chức năng, có trường hợp khai thác cá vào ban đêm, trong khi đó, lực lượng công an xã còn mỏng nên công tác tuần tra, xử lý chưa triệt để. Từ đầu mùa lũ đến nay, công an xã tổ chức 85 cuộc tuần tra, phát hiện, lập biên bản, xử lý 10 trường hợp sử dụng xung điện khai thác thủy sản trái phép, 24 trường hợp sử dụng lưới có kích thước mắt nhỏ hơn quy định đánh bắt cá, xử phạt hành chính, thu nộp ngân sách hơn 40 triệu đồng, đồng thời thu giữ 3 chài điện, 6 xuyệc điện, 10 bình ắc-quy".

Theo Trưởng Công an xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng - Võ Hoàng Em, vào mùa nước nổi, tình trạng sử dụng xung điện để đánh bắt cá xảy ra thường xuyên, không chỉ người dân địa phương mà còn có người dân ở các tỉnh lân cận: An Giang, Đồng Tháp,... sang đánh bắt. Thời gian qua, công an xã tăng cường kiểm tra, xử lý trên lĩnh vực này nhưng một số người vẫn cố tình vi phạm. Từ đầu mùa lũ đến nay, xã lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính 42 triệu đồng, buộc tháo dỡ 19 dớn có mắt lưới nhỏ hơn quy định, thu giữ 6 xuyệc điện dùng để đánh bắt cá trái phép. Thời gian tới, công an xã tăng cường tuần tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản trái pháp luật trên địa bàn, nhất là thời điểm lũ rút hiện nay.

Đang vào vụ đánh bắt thủy sản cuối mùa lũ, ngành chức năng và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đồng thời tăng cường tuần tra, xử lý các đối tượng vi phạm.

Tại các chợ vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh, thời điểm này, lượng cá đồng (cá lóc, trê, trèn, rô,...) rất dồi dào. Giá cá lóc dao động từ 60.000-80.000đồng/kg, cá trèn, cá trê dao động từ 80.000-100.000 đồng/kg, cá rô từ 30.000-50.000 đồng/kg,...

Báo Long An
Đăng ngày 02/11/2018
Văn Đát
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 19:25 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 19:25 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 19:25 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 19:25 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 19:25 26/11/2024
Some text some message..