Khai thác sò láng làm ô nhiễm vùng nuôi tôm vịnh Xuân Đài

Hiện nhiều người dân ở TX Ninh Hòa, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) đến vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) bắt sò láng (sò lụa). Trong quá trình lặn moi bùn tìm bắt, những người này gây đục nước cả khu vực, ảnh hưởng đến việc hô hấp của tôm nuôi. Nhiều tôm con yếu sức chết gây hao hụt trong quá trình ương, còn tôm lớn thì đỏ mắt, bỏ ăn.

Khai thác sò láng làm ô nhiễm vùng nuôi tôm vịnh Xuân Đài
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên lấy mẫu nước vùng nuôi tôm trên vịnh Xuân Đài kiểm tra ô nhiễm - Ảnh: HOÀI NAM

Ông Nguyễn Văn Tiến một người nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài khu vực phường Xuân Thành cho hay: Gần tháng nay, nhiều người từ Cam Ranh ra đây lặn bắt sò láng từ 17 giờ hôm trước đến mờ sáng hôm sau. Sò láng sống vùi sâu dưới lớp bùn, nên muốn bắt được, họ phải lặn sâu 5-7m để moi bùn lên, làm nước vùng này đục ngầu. Nước bùn tràn vào lồng tôm khiến lứa tôm nhỏ ngộp thở chết, còn tôm lớn cay mắt, bỏ ăn.

Theo nhiều người ở quanh vịnh Xuân Đài, sò láng sống trong môi trường tự nhiên, thịt dai, ăn ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện sò láng được thương lái mua với giá 100.000-120.000 đồng/kg; mỗi ngày lặn bắt được 10-12kg, thu nhập khoảng 1 triệu đồng nên không chỉ người dân tỉnh ngoài mà người địa phương cũng thi nhau lặn bắt.

“Tôi có 10 lồng nuôi tôm hùm con, trung bình mỗi lồng ương 200 con, giá 17.000 đồng/con, nhưng do người lặn bắt sò “quậy đục” nước, tôm con yếu sức chết hao hụt còn 50 con/lồng. Việc tìm mua con giống rất khó vì tôm giống nhập từ nước ngoài. Do đó, chúng tôi đề nghị ngành chức năng cần tuần tra ngăn chặn, nếu không thì nước vùng này sẽ ô nhiễm, tôm chết nhiều gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi”, ông Bùi Tấn, một người nuôi tôm trên vịnh Xuân Đài than vãn.

Vùng nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài hiện có hơn ngàn người dân khắp nơi đến nuôi tôm, với số lượng lồng nuôi lên đến trên 50.000 lồng. Mỗi ngày, hàng tấn thức ăn tươi sống cho tôm hùm ăn là cá giã (đủ loại cá trộn chung lại) trút xuống đầm, tôm ăn không hết, thức ăn thừa mứa chìm xuống đáy đầm. Để tránh ô nhiễm, người nuôi tôm phải nuôi“ganh” (dùng can nhựa lận vào để lồng nổi lưng chừng, chứ không nuôi chìm). Thế nhưng, khi người bắt sò moi bùn lên, họ đã trộn nước ô nhiễm tầng đáy lên tầng giữa, tầng trên nên có nuôi “ganh” cũng bị dính nước bẩn. Do nguồn nước ô nhiễm, nhiều tháng qua tôm nuôi bị dịch bệnh chết. Theo thống kê của Trạm Chăn nuôi và Thú y TX Sông Cầu, tỉ lệ tôm chết khoảng 10-15% tổng đàn.

Kết quả quan trắc môi trường nước trung tuần tháng 7 tại vùng nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài của Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên cho thấy chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại vùng nuôi Dân Phước (phường Xuân Thành); mẫu nước tầng đáy dao động 0,01-0,04mg/l, so với đợt quan trắc đầu tháng 7 vừa qua thì chỉ tiêu NH3 tăng 2 điểm vượt ngưỡng. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cũng thấp hơn giới hạn cho phép.

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo, qua kết quả quan trắc, người nuôi tôm hùm cần tăng cường vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, không để hàu bám vào lồng làm giảm sự lưu thông dòng nước giữa bên ngoài và bên trong lồng nuôi. Người nuôi cần quản lý lượng thức ăn, không để thức ăn dư thừa, thường xuyên kiểm tra nước phân tầng để kịp thời điều chỉnh lồng nuôi, cần thiết treo các bao tải vôi ở các gốc lồng nhằm hạn chế tảo do mưa giông.

Ông Lê Quang Hiệp, Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên, cho biết: Ngoài cảnh báo môi trường nước, theo phản ánh của nhiều hộ nuôi tôm hùm, hiện nay có rất nhiều ghe khai thác sò láng tại vùng nuôi vịnh Xuân Đài, quá trình khai thác gây đục nước cả khu vực, ảnh hưởng đến hô hấp của tôm, khiến người nuôi khó lặn kiểm tra tôm nuôi. Vì vậy, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, thanh tra trên vịnh Xuân Đài để ngăn chặn tình trạng này.

Theo ông Đỗ Văn Chính, Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, từ nay đến cuối năm, Phòng Kinh tế phối hợp với các đồn Biên phòng và UBND các xã, phường của TX Sông Cầu tổ chức, kiểm tra, xử lý theo quy định đối với tàu cá hoạt động trong đầm vịnh và tuyến bờ làm nghề cào sò, lưới kéo, bóng Thái Lan, giã điện; qua đó ngăn chặn tình hình hoạt động khai thác thủy sản bằng nghề cấm trên địa bàn thị xã.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản vừa có chuyến kiểm tra vùng nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài, khuyến cáo: Để nguồn nước không bị ô nhiễm dẫn đến tôm nuôi chết thì địa phương phải kiên quyết giảm mật độ lồng nuôi. Đồng thời ngăn chặn tình trạng đánh bắt hải sản trái phép dưới vịnh, theo dõi sát diễn biến môi trường để khuyến cáo cho người dân. Cùng với đó, mùa mưa bão đến, địa phương cần có phương án chống bão cho người nuôi tôm, sắp xếp lại lồng bè để không ảnh hưởng đến đường di chuyển vào khu neo đậu tránh trú bão của tàu cá.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 08/08/2018
Lê Trâm
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:42 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:42 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:42 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 18:42 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:42 19/04/2024