Khai thác và chế biến thủy sản, phát huy tiềm năng biển đảo Việt Nam

Trong những năm qua, hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam gặt hái được nhiều thành công, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Khai thác và chế biến thủy sản, phát huy tiềm năng biển đảo Việt Nam
Tàu vỏ thép Quảng Ngãi. Ảnh: Internet

Tận dụng tiềm năng

Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.

Cùng với đó, các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ dày đặc tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Thực tế cho thấy, những năm qua ngành thủy sản đã phấn đấu phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

Ở lĩnh vực khai thác, theo thống kê, sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ tăng bình quân 5%/năm với hàng triệu tấn hải sản và hàng triệu phương tiện đánh bắt các loại... Tổng sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 ước đạt 3,1 triệu tấn; 11 tháng năm 2017 đạt trên 3 triệu tấn.

Tính hết năm 2016, cả nước có gần 110.000 tàu cá, trong đó có trên 2.800 tàu dịch vụ hậu cần; trên 31.000 tàu khai thác có công suất từ 90CV trở lên...

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng. Năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt trên 3,5 triệu tấn; năm 2016 đạt trên 3,6 triệu tấn và 11 tháng năm 2017 đạt trên 3,4 triệu tấn, góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu.

Đáng chú ý nhất là lĩnh vực xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995, đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm và đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2014. Năm 2015, tuy gặp khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn đạt khoảng 6,7 tỷ USD; năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD và 11 tháng năm 2017 đạt khoảng 7,5 tỷ USD.

Quá trình tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu. Việt Nam hiện xuất khẩu thủy sản tới hơn 150 thị trường, trong đó có những thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thời gian tới, việc Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các hiệp định kinh tế sẽ mang lại cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ những ưu đãi về thuế quan; đồng thời, tạo động lực giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng...

Còn nhiều khó khăn

Mặc dù khai thác và nuôi trồng thủy hải sản là thế mạnh của nhiều khu vực nhưng việc phát triển kinh tế ven biển vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Đầu tiên phải kể đến là cơ sở hạ tầng và phương tiện đầu tư cho khai thác. Hiện nay, dù có khá nhiều cảng cá trên cả nước, nhưng hầu hết các cảng cá đều thô sơ, chưa được nâng cấp và mở rộng; rất nhiều cảng chưa có khả năng tiếp nhận những tàu lớn. Bên cạnh đó, hệ thống tàu khai thác còn lạc hậu, chỉ có khoảng trên 31.000 tàu cá có công suất trên 90CV, số lượng tàu vỏ thép cũng không nhiều...

Kế đến là khó khăn trong lĩnh vực nuôi trồng: tình trạng sản xuất phân tán còn phổ biến; trình độ kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng còn hạn chế; chất lượng con giống chưa cao. Thêm vào đó là diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng đã đến mức giới hạn, xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi...

Ngoài ra, công nghiệp chế biến thủy sản kém phát triển cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nghề khai thác biển. Hiện cả nước có trên 600 cơ sở chế biến thuỷ sản có quy mô công nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy đều có tỷ trọng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất chưa cao, dẫn tới chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp... Ngoài ra, còn có số lượng lớn cơ sở chế biến quy mô nhỏ hộ gia đình, chế biến mặt hàng truyền thống. Số nhà máy và cơ sở chế biến thủy sản ra đời nhiều dẫn đến tình trạng thiếu hụt về nguyên liệu sản xuất...

Để phát triển bền vững, ngành thủy sản Việt Nam cần đưa ra những giải pháp thiết thực cụ thể, trong đó, yếu tố quan trọng là nhanh chóng cải thiện hạ tầng và phương tiện khai thác; cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới về nuôi trồng; đồng thời tăng cường cơ giớ hóa, tự động hóa trong khâu chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Xây dựng 6 trung tâm phát nghề cá lớn

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Việt Nam sẽ xây dựng 6 Trung tâm phát nghề cá lớn (tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang và Cần Thơ) nhằm tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản, đặc biệt khai thác xa bờ, gắn với các ngư trường trọng điểm. Mỗi trung tâm gắn với mỗi ngư trường trọng điểm, gắn với lợi ích kinh tế-xã hội, tài nguyên, nguồn nguyên liệu, hạ tầng kỹ thuật; làm đầu mối sản xuất, thương mại, dịch vụ hậu cần nghề cá để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh.

Cảng cá động lực là các cảng cá loại I, gồm cầu cảng chuyên dụng cho khai thác, tổng hợp, cảng quốc tế, nhà tập kết, phân loại sản phẩm, khu mặt nước, luồng, nhà quản lý, khu dịch vụ… khu nước ngọt, xăng dầu, khu phí thế quan, dịch vụ thương mại.

Cùng với đó là các khu chức năng đặc thù, như: chế biến thủy sản, sửa chữa, sản xuất ngư cụ, vật liệu vỏ, thiết bị hàng hải, khu neo đậu trú tránh trú bão, trung tâm đăng kiểm nghề cá, kiểm ngư, cứu hộ, cứu nạn. Các cơ sở chuyên ngành, đào tạo, nghiên cứu, tài chính, ngân hàng, trung tâm hội chợ triển lãm.

Việc hình thành trung tâm nghề cá sẽ góp công lớn, là đầu tàu kéo ngành thủy sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, năng động hơn, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững hơn.

TTXVN
Đăng ngày 11/12/2017
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 12:24 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 12:24 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 12:24 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 12:24 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:24 25/12/2024
Some text some message..