Khẩn cấp: Bão số 2 đổ bộ vào Hải Phòng đêm nay

Dự báo, cơn bão số 2 (tên quốc tế là Bebinca) sẽ đổ bộ xuống Hải Phòng vào đêm 23/6 rồi suy yếu dần thành ấp thấp nhiệt đới.

tránh bão
Ngư dân đưa thuyền vào bờ tránh bão số 2. Ảnh: Tuổi Trẻ

Sáng nay, trên địa bàn Hải Phòng đã xuất hiện những đợt mưa kéo dài làm nhiều tuyến phố ngập trong biển nước. Bão số 2 có khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào thành phố cảng ngay trong đêm 23/6.

Trước tình hình đó, Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND TP Hải Phòng đã có các đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 2 tại các địa phương, các ngành trên địa bàn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 16h ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc sau đó có khả năng lệch dần về hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền khu Đông Bắc Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 4h ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ kinh Đông, trên đất liền các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. 

Trong 12 giờ tới, bão số 2 có khả năng suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Trong 12 giờ tới, bão số 2 có khả năng suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 16h ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ kinh Đông, trên khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến từ 70 – 120mm; một số nơi có mưa to hơn như Con Cuông (Nghệ An): 122mm; Đô Lương (Nghệ An) 240mm; Hòn Ngư (Nghệ An) 294mm; Tp.Vinh 289mm; Tp.Hà Tĩnh 284mm…

Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ và bắc Trung Bộ đã có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật trên cấp 6; một số nơi có gió mạnh hơn như Cửa Ông (Quảng Ninh) có gió giật mạnh 19m/s (cấp 8); đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh 19m/s (cấp 8); giật 28m/s (cấp 10); Hòn Dấu (Hải Phòng) có gió mạnh 13m/s (cấp 6), gió giật 26m/s (cấp 10); ở Văn Lý (Nam Định) có gió giật 19m/s (cấp 8); Thái Bình có gió mạnh 15m/s (cấp 7); giật 20m/s (cấp 8); Hòn Ngư (Nghệ An) có gió giật mạnh 18m/s (cấp 8)…

Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, cấp 11. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, cấp 11.

Ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Bão số 2 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và nguy hiểm vì liên tục đổi hướng.

Kiến thức
Đăng ngày 23/06/2013
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 04:38 11/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 04:38 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:38 11/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 04:38 11/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 04:38 11/11/2024
Some text some message..